Chuyển tới nội dung

1 tảng đá 2 số phận: Thành tượng Phật hay bị giẫm đạp ven đường?

  • bởi

Bài học giá trị của chính mình sau đây cho bạn thấy rằng để rèn giũa nên một con người trưởng thành và thành công hơn không tránh được việc bạn phải chịu đựng không ít tổn thương, đau đớn.

Chuyện tảng đá sợ đau

Khi đi tìm tảng đá để chuẩn bị điêu khắc một pho tượng phật, một nhà điêu khắc đã chọn được một tảng đá chất lượng tốt nhất phù hợp với tiêu chí của mình. Nhưng khi đang chạm khắc những bước đầu tiên lên tảng đó ông nghe tiếng kêu: “Đau chết mất, đau chết mất, trời ơi, đừng làm nữa, tha cho tôi đi!”

Nhà điêu khắc đành phải để viên đá này sang một bên để đi chọn một tảng đá khác, cho dù tảng đá mới không được như ý nhưng cũng tạm đủ để dùng. Tảng đá này sức chịu đựng khá bền, cho dù bị đục đẽo đau đớn khắp mình nhưng nó vẫn cố chịu đựng, không dám than thở.

Khá hài lòng với viên đá nên càng chăm chú, tỉ mẩn đẽo gọt tảng đá cho thật ưng ý, nhà điêu khắc cho ra đời tác phẩm là một pho tượng phật tuyệt đẹp, ai ngắm nhìn cũng phải trầm trồ nể phục. Sau khi hoàn thành bức tượng đã được di chuyển vào một khu chùa, đặt vị trí trang trọng để các phật tử khắp nơi về đây khấn lạy, tỏ lòng thành kính.

Trong lúc này, tảng đá hay kêu ca vì không chịu được đau đớn, không được nhà điêu khắc sử dụng nên vứt ra ngoài đường, và người ta tận dụng để kê trên con đường dẫn vào chùa. Lúc này nó mới cảm thấy vô cùng tức giận vì người bạn kia cũng là viên đá nhưng được tôn thờ còn mình ở ngoài này dãi nắng dầm mưa và bị người, xe giẫm đạp lên không thương tiếc.

Quá bất mãn với thực tế này, đá lót đường chất vấn tảng đá được làm tượng phật: “Ngay từ lúc đầu chất lượng của anh kém xa tôi vậy tại sao anh lại được hưởng trọn vẹn sự tôn trọng sùng bái của khắp nơi gần xa còn tôi lại chịu cảnh bị họ giẫm đạp, phơi nắng phơi mưa ở ngoài này? Anh đâu có gì hơn tôi chứ?”.

Pho tượng phật chỉ cười đáp: “Nếu từ đầu anh cố chịu một chút đau đớn thì vị trí này đã là vị trí của anh rồi mà, người ta mới làm anh đã kêu đau nên người ta lấy tôi thay vào thôi”.

Nghe xong câu chuyện, chợt chúng ta thức tỉnh về bài học giá trị của chính mình. Nơi ta sinh ra không quan trọng bằng việc chúng ta có dám đương đầu với khó khăn hay không vì đó là cách chúng ta trở thành một người thành công. Chỉ khi vượt qua được đau đớn, khổ sở, khó khăn thì chúng ta mới trưởng thành hơn.

Đau khổ đầu tiên: Cô đơn

Một người chị tôi quen từng có thời gian gắn bó với một chàng trai nay đã không còn yêu cô nữa. Nhìn thấy anh ta hạnh phúc cô nổi giận dù lúc nào cũng nói trên miệng rằng đã vượt qua được rồi.

Trên trang cá nhân, cô đăng những dòng chia sẻ như phải cố gắng mạnh mẽ, rằng đàn ông hay phụ tình, đôi lúc là những lời nói hận thù… Cô chỉ cho thấy bản thân là người buồn phiền và phiền phức thì những người sau đâu dám đến với cô nữa? Giờ đây anh kia đã có hạnh phúc mới còn cô đã lớn tuổi nhưng vẫn ôm nỗi muộn phiền trong lòng.

Cô không chấp nhận thực tế rằng mình đang là một người cô đơn. Cô không để cho thời gian tĩnh lại, làm lành vết thương nên cô càng không chịu được nỗi cô đơn giày vò. Bài học giá trị của chính mình ở đây đó là cô nên biết yêu bản thân mình, sống thuận theo tự nhiên, sống thực với cảm xúc trong thời gian đầu chia tay cô sẽ biết rằng mọi việc rồi sẽ qua đi sớm hơn cô nghĩ.

Đau khổ thứ hai: Cô độc

Cô độc và cô đơn là hai khái niệm khác nhau. Đôi khi sống trong vòng tay và sự quan tâm của mọi người nhưng chúng ta vẫn có cảm giác lạc lõng. Khi đó hãy biết cách nhìn vào bản thân mình, điều gì làm cho mình vui? Cô độc không thể giải quyết bằng việc đi bar, uống rượu cho say quyên đường về.

Hãy làm những việc khác, nghe nhạc, lên mạng, đọc sách… Có rất nhiều việc chúng ta có thể làm. Và chỉ có bận rộn một chút, chúng ta mới có thể dễ dàng quên đi sự cô độc của bản thân.

Đau khổ thứ ba: Hiện thực

Nhiều người không thể chịu được áp lực cuộc sống, chia tay người yêu, đau đớn một chút cũng tự tử, trả không được nợ cũng tự tử,… Mỗi người sống trên đời đều phải nếm trải không ít đau khổ cả về mặt thể xác lẫn tinh thần. Nhưng, học được cách chịu đựng, chúng ta sẽ vượt qua được tất cả và sẽ trưởng thành hơn sau mỗi lần như thế. Chỉ đến khi vượt qua rồi bạn sẽ nhận ra mọi việc không đến nỗi tồi tệ như bạn nghĩ.

Có một anh bạn của tôi sau thời gian làm ăn huy hoàng là giai đoạn xuống dốc và vỡ nợ, dù nợ đến tận 20 tỷ anh vẫn không tránh nghe điện thoại, anh đàm phán với chủ nợ rằng hãy cùng tôi nghĩ cách giải quyết món nợ này, tôi không trốn chạy.

Anh bảo, họ sẽ không dám làm gì nếu mình mong muốn trả nợ vì nếu mình vào tù hay chết đi thì họ làm gì lấy được tiền. Và thế là anh thành công, không những thế chủ nợ còn tạo điều kiện để anh kiếm tiền trả nợ và món tiền đó dần dần vơi đi, anh vẫn được làm công việc yêu thích nhờ sự hỗ trợ hết mình của họ.

Bạn thấy đấy, bài học giá trị của chính mình qua câu chuyện đó là không được rẻ rúng mạng sống của mình và nên nhớ không việc gì là không thể làm được miễn là bạn không trốn chạy, biết nhìn thẳng vào hiện thực và nghĩ cách giải quyết vấn đề.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status