Nghiên cứu khoa học và những kinh nghiệm tích lũy từ cuộc sống đã chứng minh được rằng chỉ với mẹo vặt, chúng ta có thể xử lí vô số những vấn đề vụn vặt nhưng hết sức phiền toái mà bản thân gặp phải mỗi ngày.
Những mẹo vặt này có thể giúp bạn có một giấc ngủ ngon, cải thiện hệ tiêu hóa, kiềm chế nước mắt hay kể cả chữa nấc cụt.
Thực chất, mẹo vặt được tổng hợp dựa trên kinh nghiệm được mọi người chia sẻ cùng nhau và truyền miệng từ lâu đời. Một số mẹo vặt đã thực sự được khoa học thực chứng, số khác tuy không dược khoa học hay y khoa chính thức công nhận nhưng vẫn chứng tỏ được tính hữu ích của mình khi được áp dụng đúng cách.
1. Uống nước “ngược” để giảm nấc cục
Thật không hay khi bạn đột nhiên nấc cục giữa nơi đông người. Để cứu cánh ngay lập tức trong trường hợp đó, cơ sở khoa học là bạn cần tăng lượng CO2 đang lưu thông trong mạch máu.
Uống nước từ dưới lên là cách đơn giản nhất để bạn thực hiện điều này. Nó sẽ giúp bạn quên đi cơn nấc của mình, tất cả những gì bạn cần làm đó là:
- Lấy 1 cốc nước lạnh đầy
- Gập người ngang tầm thắt lưng và cúi đầu xuống
- Uống nước từ phía miệng cốc đối diện với bạn
- Lặp lại khoảng 1-2 lần
2. Ngủ nghiêng người về bên trái để tránh trào ngược axit
Với 2 triệu chứng điển hình là ợ chua và cảm giác nóng ran xung quanh vùng ngực dưới, sự trào ngược axit thường xảy ra sau khi bạn ăn tối quá no.
Nếu bạn thấy cơ thể có hiện tượng trào ngược axit, hãy thử ngủ quay người về bên trái. Tư thế này giúp dạ dày của bạn được đặt thấp hơn so với thực quản, do vậy sẽ ngăn chặn axit chảy ngược từ dạ dày lên trên cổ họng.
Hãy hạn chế ngủ quay người về bên phải. Dựa trên 2000 nghiên cứu được báo cáo trong tạp chí Y học Mỹ, tư thế ngủ nghiêng về bên phải sẽ làm tăng lượng axit và khả năng bị trào ngược axit là cao hơn so với bên còn lại.
Một cách hữu hiệu khác bạn có thể áp dụng là nhai kẹo cao su sau khi ăn và đi ngủ sớm ngay sau đó.
3. Chữa ngáp ngủ bằng nước mát
Khi bạn đang nghe giảng trong lớp hay tham dự một cuộc họp, ngáp ngủ là điều cực khó tránh khỏi nhưng lại cần được ngăn chặn ngay tức khắc. Ngáp ngủ là dấu hiệu của việc buồn chán hay mệt mỏi khi phải tập trung quá lâu vào một thứ gì đó.
Để ngắt cơn ngáp ngủ, bạn chỉ cần lấy một cốc nước mát và nhấp từng ngụm nhỏ, điều này sẽ giúp cơ thể trở nên sảng khoái và không còn cảm giác muốn ngáp nữa, thật tuyệt đúng không nào.
Bạn cũng có thể thử cách hít thật sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng đến khi không còn muốn ngáp nữa.
4. Chữa say xe và buồn nôn bằng bấm huyệt
Mỗi khi di chuyển bằng máy bay, ô tô hay bất cứ khi nào cảm thấy cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, buồn nôn, bạn hãy thử áp dụng phương pháp bấm huyệt để xử lý chúng một cách nhanh chóng.
Điểm bấm huyệt P6 có thể giúp bạn ngưng mệt mỏi và nôn mửa. Điểm này nằm giữa 2 mạch máu lớn phía bên trong cổ tay và cách lòng bàn tay khoảng ba ngón.
Một nghiên cứu tại Anh vào năm 2002 đã chỉ ra rằng bấm huyệt có thể ngăn chặn tình trạng buồn nôn và ói mửa ở những bà bầu sinh non.
Trong thử nghiệm này, một người phụ nữ sau khi được bấm huyệt vào điểm P6 đã xác nhận cảm giác buồn nôn của cô được giảm thiểu rõ rệt so với một người với tình trạng sức khỏe tương tự nhưng không được trị liệu.
5. Mở mắt to để kìm nước mắt
Khóc là một phản ứng tâm lý mà ai trong chúng ta cũng phải trải qua dù ít hay nhiều. Nhưng chắn hẳn có những lúc chúng ta chỉ ước mình có thể kìm nước mắt lại, đặc biệt là khi đứng trước nhiều người.
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình sắp khóc và muốn ngăn nước mắt lại, hãy mở mắt thật to trong một lúc và không nháy mắt. Trong trường hợp bạn đang khóc rồi, hãy chớp mắt vài lần để nhanh chóng ngưng lại dòng nước mắt. Ngẩng đầu và nhìn lên cũng sẽ giúp bạn không tiếp tục khóc nữa.
Một lựa chọn khác là dùng cơn đau để đánh lạc hướng cảm giác. Để làm vậy, hãy nhéo phần da giữa ngón cái và ngón trỏ. Bạn nhéo càng đau thì càng mau ngưng khóc.
6. Dứt cơn ngứa họng chỉ với miết tai
Chắc hẳn bạn đã từng ngứa họng tới mức chỉ muốn đưa ngón tay vào trong cổ họng để gãi, nhưng điều đó là quả thực là bất khả thi.
Thay vào đó, bạn chỉ cần gãi phía sau tai của mình để chữa ngứa họng. Đừng miết quá mạnh vì phần da mỏng phía sau tai rất dễ bị tổn thương.
Dưới tác động của ngón tay, những mạch máu phía sau tai được điều hòa và tác động vào cổ họng bằng phản ứng co giật của các thớ cơ. Điều này đồng nghĩa với cổ họng của bạn đã tự nó “gãi ngứa” rất hiệu quả.
7. Trị chuột rút
Nếu bạn có cảm giác mình sắp bị chuột rút khi đang chạy, hãy nhấc ngay chân trái của mình lên khỏi mặt đất, để yên trong giây lát sẽ không bị chuột rút nữa. Còn không thì bạn hãy thẳng chân ra và đi lùi, cứ thẳng chân và đi lùi là sẽ không còn bị nữa.
8. Quy tắc 20-20-20 chữa mỏi mắt
Không chỉ dân văn phòng mà còn với cả các bạn sinh viên, việc sử dụng máy tính cả ngày trong nhiều giờ đồng hồ sẽ dẫn đến tình trạng mỏi mắt và nhức đầu nghiêm trọng.
Để giải quyết vấn đề phổ biến nhưng hiếm ai để tâm này, bạn hãy áp dụng quy tắc 20-20-20. Cứ sau mỗi 20 phút ngồi trước máy tính, bạn nên dành ra 20 giây nhìn vào một vật nằm cách bạn khoảng 20 feet ( 6m) để mắt được nghỉ ngơi.
Cùng với đó, đừng quên nháy mắt và nghỉ ngắn thường xuyên để mắt không bị khô và nhức mỏi nhé.
9. Lắc đầu chữa tê tay
Tay bạn sẽ bị tê cứng nếu phải giữ trong một tư thế quá lâu, như khi bạn ngủ quên trên sofa hoặc trong lớp học. Cảm giác châm chích khó chịu này có thể được xử lý bằng cách lắc nhẹ đầu sang hai bên, vì khi tay bị tê buốt, dây thần kinh ở cổ cũng trở nên căng cứng theo. Lắc đầu sẽ giúp bạn giãn cơ và hết tê tay trong tíc tắc.
10. Nếu bạn đang bị nhức đầu mà không có thuốc
Trong trường hợp này, hãy cắt tạm nửa quả chanh, chà lên trán và cơn đau đầu sẽ giảm dần đi.