Để cho kẻ nói dối tự mắc sai lầm
Người “độc hại” có thói quen nói dối vô cùng nhiều. Họ không chỉ nói dối người khác mà còn với chính bản thân mình. Họ sẽ thực hiện những hành động để tự thuyết phục bản thân những điều họ đang nói dối là thật.
Thế nhưng, cây kim trong bọc lâu ngày cũng sẽ lộ ra. Để nói sự thật thì dễ nhưng theo được một câu chuyện hoàn toàn bịa đặt thì rất khó để không xảy ra sơ hở. Thế nên, hãy để họ tự sai và tự mình phơi bày sự thật thông qua những lời nói dối liên tiếp. Bạn vừa không đắc tội với họ, lại để họ tự nhận ra cái sai của mình.
Yêu cầu câu trả lời thẳng thắn
Mẫu người “độc hại” bản tính vốn lươn lẹo, tìm cách trả lời câu hỏi mà bạn đưa ra một cách mơ hồ, vòng vo, không chính xác và dễ gây hiểu lầm. Tốt nhất với mẫu người này, bạn hãy đưa ra những câu hỏi một cách chặt chẽ để người trả lời buộc phải làm rõ ý mình bằng câu trả lời có hoặc không. Đừng mất thời gian để chơi trò “rồng rắn lên mây”, cũng như tranh luận với họ. Bằng không chỉ khiến bạn tốn thời gian, thậm chí trở thành kẻ yếu thế.
Dùng chân tình
Cổ nhân dạy: “Người quân tử giúp người mà không so đo tính toán, kẻ tiểu nhân so đo tính toán mà không giúp đỡ người.” Người bình thường khi giáp mặt với tiểu nhân, nhất định sẽ tìm cách bóc trần, báo thủ rửa hận. Thế nhưng, với người quân tử sẽ nhẹ nhàng cho qua, không để trái tim bị xâm chiếm những cảm xúc tiêu cực như “coi thường”, “chán ghét”.
Hãy để tâm hồn được bình lặng, đừng quan tâm cái nhìn của người khác đối với bạn. Cũng đừng quá coi trọng ưu – nhược điểm, đặt nặng vấn đề được – mất, dùng chân tình để quản đãi mọi người. Như vậy, người được lợi cuối cùng chính là bạn.