Làm người: Biết cúi đầu sẽ không sợ vấp ngã, biết nhường bước sẽ tránh được lúc thoái lui.
4 đạo làm người để cả đời phú quý
Chớ nên vui đùa quá trớn, bởi lời nói đùa đôi khi có thể mang tai vạ.
Có những câu nói đùa tưởng chừng như vô thưởng vô phạt. Nhưng cuộc sống “chín người mười ý”, đôi khi câu đùa vui lại dễ dàng bị hiểu theo hàm ý sai lệch, thậm chí bị coi như câu xúc phạm, nhục mạ, coi thường… Tai vạ cũng từ đó mà ra.
Đàn ông nên xem cổ tay, phụ nữ cần nhìn khuôn mặt.
Người xưa có câu: “Tướng đàn bà con gái thường hiển lộ, tướng đàn ông con trai thường ẩn tàng”. Nghĩa là vận mệnh của người phụ nữ dễ dàng biểu hiện ra bên ngoài thông qua nét mặt, dáng đi, cách ăn nói…
Trong khi đó, tướng người đàn ông lại không dễ gì xem được. Cổ nhân cho rằng, muốn biết tâm tánh và số phận đàn ông thì nên xem cổ tay, còn với phụ nữ thì nhìn khuôn mặt cũng có thể đoán biết được.
Có tiền sau lưng một đám “đệ”, không tiền đường nào cũng khó đi.
Tiền bạc là một trong những công cụ thiết yếu để xây dựng các mối quan hệ xã hội. Nhưng nhiều khi, độ thân thiết của những mối quan hệ ấy lại bị lệ thuộc quá nhiều vào của cải.
Cũng bởi vậy mà vào thế kỷ trước, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phải than thở về thói đời bạc bẽo qua đôi dòng thơ này: “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.
Nhớ kỹ ai đối xử tốt với bạn, cũng chớ quên kẻ đã từng đâm sau lưng bạn.
Sống ở trên đời, người có ơn và kẻ mang thù là hai thứ ta nên khắc sâu trong tâm khảm. Ơn sâu dốc trả, thù cũ chớ quên.
Nhưng cái tâm “không quên thù” khác với cái tâm “trả thù”. Ghi nhớ kẻ từng đâm sau lưng mình là để nhắc nhở bạn hãy cẩn trọng hơn trong cuộc sống, chứ không phải gieo rắc vào đầu bạn ý định báo thù.
Thù hận vốn chẳng làm cho cuộc đời của chúng ta tốt đẹp thêm ngày nào, hơn nữa oan oan tương báo đến bao giờ mới hết?
Kẻ làm điều ác chẳng tránh được luật nhân quả. Thay vì để ngọn lửa thù hận đốt cháy tâm trí, hãy để kẻ thù của chúng ta tự nhận lấy hậu quả từ cuộc đời.
Làm người biết cúi đầu mới không vấp ngã, biết nhường bước mới không phải thoái lui
Cuộc sống thì có đủ vị đủ hương, chua cay, mặn ngọt, hồng lam, xanh tím, hợp vui, ly nhớ, tất cả chúng ta đều phải bước qua. Thế nên, làm vừa lòng người khác, không bằng làm vui chính mình, đi con đường mình chọn, sống cuộc sống mình muốn. Có thể lấy khổ làm vui, lấy gian nan làm điểm tựa, đây mới là bản lĩnh, là sống trọn kiếp người.
Bạn muốn trở thành người như thế nào? Cách nghĩ khác nhau, kết cục cũng khác nhau:
Lấy tiền làm trọng, ắt khổ cực bám theo, lấy con cái làm trọng, ắt phiền lụy khó tránh.
Lấy ái tình làm trọng, ắt tổn thương khó thoát, lấy so sánh làm trọng, ắt phiền não không thôi.
Còn nếu:
Lấy khoan dung làm điểm tựa, nhân ái sẽ đong đầy, lấy biết đủ làm thước đo, an lạc ắt kề bên.
Lấy cảm ơn làm hướng, thiện lương cuối con đường, lấy đức độ làm gốc, vạn phúc ắt nở hoa. Cuộc sống là hiện thực, trân quý điều mình có.
Khi nằm trên giường bệnh, chúng ta sẽ hiểu rằng, không điều gì đáng để sợ, bởi ai cũng sợ mình. Người thân sợ bạn mượn tiền, bố mẹ sợ bạn không khỏi. Lãnh đạo sợ không thể đi làm, phải tìm người thay thế. Bệnh viện sợ bạn không có tiền trả, luôn ước định túi tiền của bạn. Khi đó tính khí, sự kiêu ngạo đều không còn.
Cho nên, chăm sóc bản thân, đó là mới là điều quan trọng, không gì trân quý hơn bản thân mình. Khi bạn mệt, người khác chỉ có thể nói: “Mệt rồi thì nghỉ đi” chứ chẳng mấy khi có ai đó kêu: “Mệt rồi thì nghỉ đi, tiền đây cầm lấy mà tiêu”.
(pntoday)