Chuyển tới nội dung

4 phẩm chất cao quý nhất của người được Trời ban phúc lành, đạo lý nghìn năm nguyên giá trị

  • bởi

Con người sinh ra trong bể khổ, một đời bôn tẩu ngược xuôi rồi trăm năm lại qua như mộng ảo. Phật gia giảng, làm người là phải chịu khổ, khổ về tâm chí, khổ về thân thể, cuối cùng là trôi trong cái khổ mênh mông của lục đạo luân hồi nghìn vạn kiếp. Để thoát khỏi cái khổ trùng trùng ấy, người ta phải đặt công phu vào tu dưỡng chính mình. Dưới đây là 4 loại người có thể vượt ra khỏi bể trầm luân ấy.

Đạo Trời đền đáp người cần cù

“Chu Dịch” viết: “Trời biến đổi mạnh mẽ không ngừng, người quân tử theo đạo ấy mà không ngừng tự vươn lên” (Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức). Ý tứ của nó chính là đời người phải lấy siêng năng, cần cù làm trọng. Người chăm chỉ, cần cù chính là hợp với đạo Trời, ý Trời, sẽ được phù hộ. Đây chính là đạo lý “Thiên Đạo thù cần” (Đạo Trời đền đáp người cần cù).

Người biết nỗ lực, cần cù, thuận theo tự nhiên mà gắng công bỏ sức thì chính là sống hợp với Đạo Trời. Bởi hợp với Đạo Trời nên họ sẽ được Trời chở che, nâng đỡ, đáp đền. Tăng Quốc Phiên tư chất chậm chạp, kém cỏi nhưng nhờ cần cù, sống theo Đạo Trời, tự tu chính mình nên mới được phúc báo lớn đến vậy.

Người xưa nói: “Thuận theo Đạo Trời thì hưng, ngược với Đạo Trời thì suy“, quả là đúng vậy thay!

Đạo của Đất đền đáp người thiện lương

Đó chính là: “Địa Đạo thù thiện“, ý tứ lấy từ một quẻ bói của Chu Dịch: “Đất có thế của quẻ Khôn, người quân tử lấy đức dày mà nâng đỡ vạn vật” (Địa thế Khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật). Người ta thuận theo đạo của Đất, ôn nhu, mềm dẻo mà chở che, khoan dung vạn sự vạn vật thì sẽ đắc phúc báo.

Đạo của Thương nghiệp đền đáp người giữ chữ tín

Đạo lý: “Thương Đạo thù tín” này lấy từ một câu trong “Luận Ngữ”: “Người không có uy tín thì chẳng thể lập thân” (Nhân vô tín bất lập). Trong công việc kinh doanh, giữ được sự thành thật và chữ tín thì mọi việc đều thuận lợi.

Đạo của nghề nghiệp đền đáp cho người dốc lòng chuyên tâm

Đây chính là đạo lý: “Nghiệp đạo thù tinh“. Trong “Tiến Học Giải” của Hàn Dũ viết: “Nghề nghiệp tinh thông với người cần cù mà hoang phế với sự chơi đùa” (Nghiệp tinh vu cần, hoang vu hi). Ý tứ ở đây là chỉ có cần cù học hành, khổ công luyện tập thì mới đạt được đến độ tinh thông trong học thuật, sau này nghề nghiệp cũng sẽ thành công, tinh tiến.

Có câu: “Gái có công thì chồng chẳng phụ“. Chỉ khi bạn bỏ ra công phu tu dưỡng thì mới có được những điều tuyệt vời nhất. Người xưa coi việc sống thuận Đạo Trời, hành hiệp trượng nghĩa, tích đức hành thiện, tu dưỡng tâm tính là những điểm then chốt nhất của đạo làm người. Chỉ khi bồi bổ cái gốc ấy tươi tốt, người ta mới có thể có tương lai.

Cần cù, lương thiện, giữ chữ tín hay dốc lòng chuyên tâm đều là những phẩm cách đạo đức tốt đẹp, nghìn đời còn nguyên giá trị. Nó không phải là loại đạo đức khô cứng dùng để bày biện trong tủ kính bảo tàng mà là thứ có tính ứng dụng hiệu quả phi thường. Xã hội hiện đại ngày càng phát triển, khoa học công nghệ đang khiến con người rời bỏ dần các giá trị nhân sinh truyền thống. Máy móc đã làm thay người ta quá nhiều việc. Sự tu dưỡng cá nhân bỗng trở thành xa xỉ.

Nhưng kinh nghiệm cho thấy rằng, tu tâm dưỡng tính luôn là cái gốc của đạo làm người. Người xưa nói: “Ngọc bất trác bất thành khí. Nhân bất học bất tri lý” (Ngọc không mài giũa thì không đẹp, người không học thì không biết lý lẽ), quả là đúng thay!

Đó gọi là:

Tâm lành có Đạo, tâm tự sáng
Người hiền hiểu lý, người dứt mê

3.7/5 - (3 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status