Bưởi có tác dụng chữa bệnh, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng không có nghĩa là nó vô hại. Ăn bưởi sai thời điểm sẽ gây nguy hiểm khôn lường.
Công dụng chữa bệnh của trái bưởi
Chữa hen suyễn
20g vỏ bưởi đào, 40g bách hợp, 40g đường kính trắng. Sắc với nước trong 2 giờ với lửa nhỏ, bỏ bã, uống nước trong ngày. Uống 9 ngày liên tục/ đợt. Cách 2-3 ngày lại uống liều tiếp theo.
Chữa đầy bụng, ăn không tiêu
12g vỏ bưởi, 10g màng mề gà, 10g sơn trà, 6g san nhãn. Sắc uống 3 lần/ ngày. Mỗi lần uống 50-60ml.
Chữa vàng da
Sao vỏ bưởi cháy đen, tán mịn thành bột, dùng pha với nước để uống. Mỗi lần uống 5-10g, ngày uống 2-3 lần.
Chữa phù thũng
20g vỏ bưởi đào, 20g bồ hóng, 20g mộc thông, 8g cỏ bấc, 12g diêm tiêu. Sắc uống ngày 2 lần khi đói, mỗi lần 50-60ml.
Lưu ý trước và sau khi ăn nên ăn vài khúc mía.
DS. Trần Thị Thanh Hương, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM: Bưởi có giá trị cung cấp vitamin C. Bưởi có giá trị rất bổ dưỡng, cung cấp nhiều vitamin C, từ 80 – 100 mg C/100 g quả. Khi ép bưởi lấy nước, trong thành phần có fitogen thực vật nên uống nhiều nước bưởi ép có tác dụng đẹp da và làm tiêu mỡ, hạ cholesterol. Theo Giadinhvn.vn |
Sai lầm “chết người” khi ăn bưởi
Ăn bưởi khi đói
Bưởi chứa một lượng axit rất lớn. Nếu ăn khi đói nó sẽ làm hại dạ dày của bạn, đặc biệt với những người đang áp dụng kiểu giảm cân với bưởi.
Những người này thường có ý niệm ăn bưởi khi đói sẽ tăng tác dụng đáng kể. Tuy nhiên, việc giảm cân thì có lợi nhưng lại gây hại nghiêm trọng đến dạ dày.
Nhiều người sau khi giảm cân xong lại phải điều trị chứng đau dạ dày hay bị viêm loét dạ dày,…
Do đó, bạn chỉ nên ăn bưởi khi đã ăn cơm hay một chút gì đó lót dạ. Như vậy bưởi sẽ phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bạn. Đồng thời hạn chế việc tăng cholesterol trong máu.
Ăn bưởi sau khi uống rượu, hút thuốc lá
Theo các chuyên gia thì việc uống rượu, hút thuốc lá cần có khoảng thời gian là 48 tiếng đồng hồ mới nên ăn bưởi hay uống nước bưởi.
Lý do là hàm lượng chất Pyranocoumarin trong bưởi sẽ tăng cường sự chuyển hóa của men ruột (cytochromes P450).
Điều này sẽ làm tăng những độc tính của thuốc là và rượu, các chất độc được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn bình thường đặc biệt là chất nicotin và ethanol.
Ăn bưởi khi bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
Theo Đông Y bưởi có tính lạnh, nếu ăn vào khi đang bị tiêu chảy hay đường tiêu hóa kém sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
Đối với những người bị nhiệt hay dùng bưởi để hạ nhiệt nếu dùng quá mức cũng gây nên tác dụng phụ là đau bụng.
Ăn bưởi khi uống thuốc
Các chuyên gia về sức khỏe cho rằng những người đang sử dụng thuốc, nhất là người già và trẻ nhỏ thì không nên ăn bưởi hay uống nước ép bưởi.
Đặc biệt với những người sử dụng thuốc giảm cân sau đó ăn bưởi hay uống nước ép bưởi sẽ gây nên hiện tượng bị đau cơ, nguy hại đến thận, mắc các bệnh về thận.
Người dùng thuốc dị ứng ăn bưởi hay uống nước bưởi cùng 1 thời điểm sẽ gây chứng đau đầu, loạn nhịp tim, thậm chí với những người cơ địa yếu có thể dẫn đến đột tử mà không hề biết.
Bên cạnh đó những thành phần không nên kết hợp với bưởi như: Chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride, dung dịch Cyclosporin…
Nếu ăn bưởi và uống nước ép bưởi cùng với các loại thuốc có thành phần như trên trong vòng 24h sẽ gây hại cho sức khỏe.
Vì vậy, khi sử dụng thuốc bạn nên xem kỹ thành phần của thuốc hay hỏi ý kiến bác sĩ về việc kết hợp của chúng.
Theo Trí Thức Trẻ/soha
“>