6 cách đối nhân xử thế cả đời vẫn phải học, ai cũng nên đọc qua một lần
Cuộc đời ví như một vở kịch mà mỗi người phải luân phiên diễn rất nhiều vai. Từ môi trường xã hội đến sự giao hòa trong gia đình, từ vai trò người bạn đời đến cương vị làm cha mẹ.
Theo các nhà tâm lý, hiểu rõ từng vai trò và linh hoạt dùng những tâm thế khác nhau để sống với những thân phận khác nhau sẽ khiến cuộc đời của bạn nhẹ nhàng hơn, dễ mở đường chào đón niềm vui và hạnh phúc.
1. Đối diện với bố mẹ – Hãy mở rộng tấm lòng
Bố mẹ đã cho chúng ta sự sống, mãi mãi là người quan tâm, yêu thương chúng ta nhất. Đừng bực bội với tuổi già hoặc tính hay càu nhàu của bố mẹ. Đứng trước đấng sinh thành, cũng đừng giấu diếm, hãy tâm sự với bố mẹ về những phiền não của bạn, bạn sẽ nhận ra rằng kinh nghiệm sống và những lời khuyên của họ sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn.
2. Đối diện với con cái – Đừng đóng khung trong luật lệ
Với bậc làm cha mẹ, sự uy nghiêm và yêu thương phải song hành mới nuôi dạy con hiệu quả. Đối với những hành vi xấu của con, bạn kiên quyết nói không, nhưng mặt khác bạn cần trò chuyện với con một cách bình đẳng. Hãy để cho con có sự lựa chọn chứ không phải lúc nào cũng theo khuôn khổ cứng nhắc. Chẳng hạn, câu nói: “Bây giờ con đi ngủ hay 10 phút nữa mới ngủ?” sẽ có hiệu quả hơn là câu ra lệnh: “Mẹ bảo đi ngủ”.
Gia đình không phải là nơi tranh cao thấp, quyền lực, cũng không là cái thùng rác để trút mọi buồn bực. Mái ấm cần tình cảm dịu dàng và thái độ tôn trọng để vun đắp nó. Khi bạn mệt, hãy thể hiện sự yếu đuối trước nửa kia, chia sẻ áp lực, uất ức của bạn để nửa kia biết rằng bạn cần được thấu hiểu và an ủi. Như thế, cả hai sẽ càng quan tâm, yêu thương nhau.
4. Đối với công việc – Hãy chấp nhận thử thách
Làm việc là một vai trò mang tính chất lý tính, trưởng thành. Vì vậy, chúng ta không thể lựa chọn nhiệm vụ, công việc theo sự yêu ghét của bản thân. Ở môi trường này, ai cũng phải chấp nhận khó khăn, sẵn sàng học hỏi, cầu tiến, dung hòa với mọi người và rèn luyện mình ngày càng tốt hơn.
Mỗi chúng ta đều có vài người bạn thân thiết. Trước mặt họ, bạn không cần phải che đậy những muộn phiền của mình hay giả vờ mạnh mẽ. Những lúc tâm trạng không vui hay gặp khó khăn, hãy hẹn gặp một vài người bạn hoặc gọi điện trò chuyện. Chia sẻ với nhau những nỗi vui buồn trong cuộc sống sẽ giúp cho hai bên tăng thêm cảm giác được quan tâm và ủng hộ.
6. Đối diện chính mình – Hãy tháo mặt nạ ra
Trong lòng mỗi người đều có chỗ yếu đuối. Nếu nội tâm của bạn không được quan tâm thì sự vui vẻ cũng chỉ là vẻ bề ngoài mà thôi. Quan tâm và yêu bản thân chính là sự tiếp sức cho tâm hồn. Khi bạn mệt mỏi, phiền lòng, thay vì cố gượng cười với mọi người, có thể cho mình một khoảng lặng tạm thời, tháo mặt nạ ra để tĩnh tâm lại.
(Suy ngẫm – mnmcn)