Chuyển tới nội dung

6 điều cần buông bỏ, 6 điều cần nắm giữ để tuổi trung niên hạnh phúc viên mãn

  • bởi

 Bước vào tuổi trung niên, nhiều người cứ nghĩ đã qua gần hết cuộc đời nhưng thực chất đó mới là khởi đầu của một hành trình mới. Muốn hạnh phúc ở tuổi trung niên hãy nhớ kĩ những điều này!

6 điều cần buông bỏ

Buông bỏ những oán hận chất chứa trong lòng

Những tổn thương và oán hận từng gặp phải, dưới tác dụng của thời gian, đến tuổi trung niên người ta sẽ thấy nó phai nhạt dần. Oán hận người khác là cách lấy sai lầm của người khác trừng phạt bản thân mình. Trong cuộc sống có rất nhiều điều tốt đẹp, đừng để bản thân bị vây hãm trong nỗi oán hận.

Con người nên sống ở hiện tại, những oán hận trong quá khứ không nên lưu giữ mãi trong lòng. Khi ta buông bỏ oán hận, thế giới sẽ rộng mở trước mắt!

Buông bỏ lưỡng lự

Khi đã xác định được điều mình muốn làm thì không nên chần chừ lưỡng lự, cần nắm chắc thời cơ để thực hiện.

Một người khi bước vào tuổi trung niên thường sẽ thận trọng và vững vàng hơn tuổi thanh niên rất nhiều và lại có sức lực hơn tuổi lão niên. Hơn nữa, so với tuổi thanh niên, họ cũng có điều kiện và kinh nghiệm hơn. Vì vậy, có những việc đã có phương hướng rõ ràng thì không nên do dự, bỏ mất thời cơ để phải nuối tiếc khi về già.

Buông bỏ hư vinh

Người ta nói rằng, hư vinh và dối trá có lẽ là hai kẻ địch mạnh trên đường đời. Con người đến tuổi trung niên, không cần hâm mộ và tham lam hư vinh, so sánh lẫn nhau. Buông bỏ hư vinh là cách khiến bản thân được giải thoát và hạnh phúc.

Buông bỏ phiền não

Trên đời này, phần lớn phiền não đều là do con người tự tìm mà đến. Con người ta sống, “mặt mày ủ rũ” cũng là một ngày, “vui mừng rạng rỡ” cũng là một ngày. Cùng là sống một ngày nhưng tâm tình bất đồng, cảm giác bất đồng thì ảnh hưởng đối với bản thân cũng bất đồng.

Người luôn bị phiền não quấn quanh thì tâm tình và thân thể tự nhiên cũng sinh bệnh. Trong cuộc sống, mọi khó khăn đều có cách giải quyết, không có sự tình nào là không thể giải quyết được. Cho nên, buông bỏ phiền não thì cuộc đời mới tươi sáng, rạng rỡ hơn.

Buông bỏ áp lực

Khi còn trẻ, người ta thường “liều mạng” vì sự nghiệp, bận rộn vì công tác. Đến tuổi trung niên, mỗi người đều nên thay đổi phương cách sống của mình, sống chậm hơn một chút. Đừng khiến cho bản thân bị áp lực quá lớn mà sinh ra tâm phiền thân bệnh.

Buông bỏ chấp nhất vào con cái

Người ta nói rằng, con cái có phúc phận của con cái. Khi con cái bước vào đường đời, cha mẹ nên làm người bạn đồng hành mà không thể thay thế con cái được. Biết buông tay đúng lúc, con cái mới có thể vững vàng bước đi trên con đường đời của mình.

6 điều cần nắm giữ

Sức khỏe

Sinh mệnh con người là vô cùng yếu ớt. Rất nhiều người khi bước vào tuổi trung niên mới phát hiện ra sức khỏe của bản thân không còn được như trước. Con người khi bị bệnh, mệt mỏi thường sẽ nghĩ lại và hối hận rằng đã không làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Nhưng khi bệnh có chuyển biến tốt thì người ta thường lại quên mất đạo lý này.

Gia đình

Gia đình là bến cảng ấm áp của mỗi người. Người đến tuổi trung niên càng phải hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của gia đình.

Đến tuổi trung niên, không phải tình yêu mà gia đình mới có sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn hoạn nạn.

Tình bạn

Có nhiều người bạn tốt giống như bản thân có nhiều chiếc áo ấm giữa mùa đông giá lạnh. Tính cách và nhân phẩm của một người quyết định việc người ấy có bao nhiêu người bạn thật sự tốt ở xung quanh. Khi đã bước vào tuổi trung niên, một người cần biết trân quý điều ấy.

hẩm hạnh

Phẩm hạnh là điều mà không chỉ người đến tuổi trung niên mới cần thủ giữ. Nhưng người đến tuổi trung niên, đã trải qua rất nhiều thăng trầm của cuộc đời cần hiểu rằng phẩm hạnh mới là điều đáng quý giá của mỗi người.

Hành vi và lời nói

Ngôn ngữ là vũ khí sắc bén, có thể đả thương người khác. Người đến tuổi trung niên cần hiểu được rằng nói chuyện là một loại nghệ thuật. Khi đã nhìn thấu một người, không cần nói tận, nói quá nhiều. Người trung niên càng không nên dùng ánh mắt “trên cao nhìn xuống” mà nói lời khoa trương, trịch thượng. Khi phiền lòng nên từ từ, chậm rãi nói.

Làm việc thiện

Trong cuộc sống, hãy dành ra những khoảng thời gian để nhìn lại xung quanh mình. Khi ấy, người ta sẽ dễ dàng phát hiện ra rằng, còn rất nhiều hoàn cảnh éo le, khổ sở hơn mình.

Cho dù mình khổ đến đâu thì vẫn có người tội nghiệp hơn mình, đáng thương hơn mình. Vì thế, hãy giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn để họ cảm nhận được sự ấm áp của lòng tốt, tình yêu thương và giúp họ có động lực tin vào cuộc sống. Làm việc thiện cũng chính là gieo mầm tương lai tốt đẹp cho bản thân mình.

6 điều nên trân quý

Nên có bạn tri kỷ

Bất kể là người trong gia đình hay bạn bè, xã hội có rất nhiều loại người và người tốt và người xấu cùng tồn tại. Nhưng dường như chỉ khi gặp nguy nan, bạn mới nhận được rõ đâu là tri kỷ.

Bình tĩnh trước sóng gió nguy nan

Ở tuổi trung niên không cho phép chúng ta thiếu bình tĩnh trong hành xử giống như con trẻ. Ai cũng đã từng trải qua rất nhiều sự việc trong cuộc sống, và đã nhìn thấy quá trình từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc một sự việc.

Nếu không rút ra kinh nghiệm và bài học cho bản thân thì có lẽ chúng ta chưa thực sự trưởng thành. Không nên than trách trời đất, chính bởi vì tính khí thiếu bình tĩnh này mà chúng ta tự khiến mình cảm thấy ngột ngạt.

Trau dồi sở thích của bản thân

Mỗi người nên chọn cho mình ít nhất một sở thích trong cầm, kỳ, thi, họa và bồi dưỡng nó. Chúng sẽ làm cho cuộc sống của bạn thêm phần lãng mạn, khiến tâm hồn thư thái, tăng cường trí nhớ và kích thích trí tưởng tượng.

Khi làm thơ, ca hát, đánh đàn hay vẽ tranh, chúng ta sẽ cảm nhận được sự yên tĩnh mà bản thân không ngờ tới. Còn có chụp ảnh, sưu tầm… chúng đều là những thứ gia vị cho cuộc sống thêm ý nghĩa.

Hãy để “được mất tùy duyên”

Nơi thế gian, khổ nhất là tình, còn duyên thì ở cùng nhau, hết duyên thì mỗi người một ngả. Bước qua tuổi trung niên là chúng ta đã qua tuổi “yêu thương mơ mộng” mà hiểu rõ bản thân. Nói chung, mỗi người đều đang tự mình bước đi trong kiếp sống làm người. Hãy tùy thuận theo tự nhiên, được mất tùy duyên sẽ thấy lòng nhẹ nhàng.

Học cách bằng lòng và chấp nhận

Mỗi lần gặp chuyện khiến bản thân cảm thấy đau lòng chính là một lần rèn luyện sự chịu đựng thống khổ, lặng lẽ chấp nhận cuộc sống không hoàn mỹ như mình tưởng. Một lần trải qua trong tình huống như thế là một lần khiến bản thân trở nên lý trí hơn, can đảm và mạnh mẽ hơn.

Để rồi mỗi khi gặp đau khổ và phiền não, chúng ta vẫn có thể vững vàng vượt qua một mình. Mỗi lần gặp chuyện như vậy, hãy xem nó như cơ hội hay chính là liều thuốc bổ tăng thêm nghị lực cho bản thận.

Thường nói câu cảm ơn

Khi chúng ta tham dự xong một buổi tang lễ, thường sẽ có cảm giác bùi ngùi, sâu lắng, và khi chúng ta mới khỏi bệnh, chúng ta sẽ cảm thấy trân quý tất cả mọi thứ. Tất cả rồi sẽ đi theo cát bụi…

Mang giữ một tâm thái hàm ơn và biết cảm tạ đối với con người và cuộc sống sẽ khiến bạn biết yêu thương từng cành cây cọng cỏ. Nó sẽ giúp bạn vượt qua được những áp lực vô hình, hạ bỏ dục vọng và tâm tranh đấu. Vì thế hãy nên sử dụng hai từ này một cách thường xuyên. Nhiều khi, hạnh phúc cũng được bắt nguồn từ đó…

(pntoday)

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status