Chuyển tới nội dung

7 cách đơn giản tránh ung thư đã được khoa học chứng minh: Hãy làm theo ngay kẻo muộn

  • bởi

Dưới đây là những lời khuyên đơn giản nhưng lại giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư hiệu quả vì chúng đã được khoa học chứng minh. Đừng lăn tăn nữa, hãy làm theo ngay.

Giờ đây, chúng ta đều hiểu rằng ung thư không còn là “án tử hình” nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nhưng đây vẫn được xem là nỗi lo sợ đối với rất nhiều người.

Vậy chúng ta phòng tránh ung thư như thế nào? Khoa học đã chứng minh rằng bạn có thể phòng tránh nó bằng cách thay đổi thói quen sống. Theo một nghiên cứu y tế, thói quen sống lành mạnh giúp giảm tới 40% nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Và thói quen đó là gì? Hãy xem vài gợi ý dưới đây.

1. Ăn sữa chua

Vi khuẩn đường ruột hay vi sinh vật liên kết với mọi thứ, từ tâm trạng cho đến béo phì và ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh nó có liên quan đến giảm khả năng mắc bệnh ung thư.

Giáo sư di truyền dịch tễ học Tim Spector thuộc Trường Đại học Hoàng gia London (Anh) cho biết một nghiên cứu công bố vào tháng 4/2016 trên tạp chí Plos One cho thấy vi sinh vật có ích trong sữa chua tác động đến hệ thống miễn dịch, làm cho các tế bào ung thư khó sống sót.

“Đây là một kết quả tích cực vì vi khuẩn đường ruột và vi sinh vật sẽ giúp phá vỡ những chất độc trong đường ruột thường gây ra bệnh ung thư. Đồng thời chúng giữ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, giúp đánh bại những tế bào ung thư”.

Do đó, để giữ cho vi khuẩn đường ruột luôn khỏe mạnh, phát triển, hãy ăn những thực phẩm có probiotic như sữa chua, nấm sữa kefir, dưa bắp cải, trái cây, rau xanh, chất xơ ngũ cốc và các loại đậu.

2. Uống thuốc aspirin

Gần đây, chúng ta đều biết rằng uống liều thấp aspirin mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ đau tim. Nhưng mới đây, nhiều bằng chứng còn cho thấy thói quen này còn giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng hoặc ruột.

Tháng 4/2016, Cơ quan Y tế Dự phòng Mỹ đưa ra khuyến cáo mới về sử dụng aspirin trong dự phòng tiên phát bệnh tim mạch và ung thư đại trực tràng.

“Ngày càng có nhiều bằng chứng về việc dùng aspirin trong 5 năm sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư ruột. Chúng tôi cũng tìm thấy rằng người mắc bệnh ung thư cũng sẽ giảm nguy cơ di căn nếu dùng aspirin.

Aspirin hoạt động bằng cách lập trình lại cách mà hệ miễn dịch hoạt động để tác động đến niêm mạc ruột. Do đó, có thể nhận biết ung thư từ sớm và loại bỏ chúng”, giáo sư Peter Johnson, giám đốc phụ trách ung thư nội khoa tại Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Anh cho biết.

Tuy nhiên, việc sử dụng aspirin ở người trưởng thành làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày do vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi uống asprin.

3. Hạn chế ăn thịt đỏ

Trong những năm 1990, một nghiên cứu lớn nhất về dinh dưỡng và ung thư được thực hiện để theo dõi chế độ ăn của 500.000 người khỏe mạnh trong độ tuổi 45-79 ở 10 nước châu Âu và Anh quốc để xem ai sẽ bị ung thư.

Trong số những phát hiện quan trọng của Quỹ nghiên cứu châu Âu về Chế độ ăn uống và ung thư (EPIC) đã cho thấy thịt đỏ chế biến sẵn có mối liên hệ với nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư ruột và dạ dày.

Hiện tại, khuyến nghị của các cơ quan y tế là chỉ nên ăn 70gr thịt đỏ và hai lát thịt xông khói mỗi ngày.

Theo Trung tâm nghiên cứu ung thư của Anh, việc hạn chế ăn thịt đỏ làm giảm 8.800 trường hợp ung thư ruột mỗi năm. Bởi thịt nấu ở nhiệt độ quá cao chứa heterocyclic amine – HCAs gây ung thư.

Nhưng bạn cũng đừng lo lắng quá, theo nghiên cứu từ Đại học bang Kansas, chỉ cần ướp thịt với các gia vị như hương thảo, húng quế, húng tây, rau thơm oregano, lá xô thơm, kinh giới là có thể giảm sự hình thành HCAs trong thịt.

4. Tăng cường chất xơ

Theo nghiên cứu của EPIC, bạn chỉ cần tăng 5% lượng chất xơ, trái cây và rau mỗi ngày có thể giúp ngăn chặn 14 loại ung thư.

Và tăng tiêu thụ các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt và bánh mì trắng giúp giảm nguy cơ ung thư ruột, ung thư vú và tuyến tiền liệt.

“Những nghiên cứu như của EPIC cho thấy sự tương quan giữa ăn nhiều chất xơ, trái cây và rau xanh sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Lý do có thể là do vi sinh vật ruột khỏe mạnh sẽ giúp hệ miễn dịch chống lại ung thư”, giáo sư Spector giải thích.

5. Giảm cân

Khoảng 60% người Anh thừa cân hoặc béo phì và những người thừa cân ở châu Âu luôn có liên quan đến khoảng 52.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mỗi năm như ung thư vú, tử cung, gan, tuyến tiền liệt, tuyến tụy.

“Càng nặng cân, bạn càng có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao”, Linda Bauld, giáo sư về chính sách sức khỏe tại Đại học Stirling cảnh báo.

Tháng 3/2016, Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) đã phát hiện những bằng chứng mới về mối liên quan giữa béo phì và bệnh ung thư dạ dày – đứng hàng thứ 3 về tỷ lệ tử vong trong số 10 bệnh ung thư nguy hiểm.

6. Hạn chế chất cồn, tối đa 1 ly/ngày

Cách đây 1 năm, giám đốc y tế Dame Sally Davies tuyên bố không có mức độ tiêu thụ chất cồn nào là an toàn. Bởi vì dù tiêu thụ rượu dù ở mức thấp cũng có thể dẫn tới các loại ung thư gồm dạ dày, vú, gan, ruột, miệng và cổ họng.

Nghiên cứu của WCRF còn tìm thấy sự liên quan của việc uống 3 ly thức uống có cồn hoặc nhiều hơn với bệnh ung thư dạ dày.

“Dù bạn uống lượng thức uống cồn ít, mầm mống ung thư vẫn có thể phát triển. Vì thế, tốt nhất bạn chỉ nên uống một ly/ngày mà thôi.

Uống nhiều quá sẽ gây mất nước, làm cho các tế bào bị tổn thương nhiều hơn và ảnh hưởng này nặng nề hơn khi bạn uống nhiều thức uống có cồn vào một lần”, giáo sư Bauld cho biết.

7. Vận động nhiều hơn

Các nghiên cứu của EPIC cho thấy những người tập thể dục 30 phút/ngày hoặc có công việc vận động nhiều có cơ hội giảm phát triển ung thư.

Nghiên cứu khác cũng khẳng định vận động mỗi ngày có thể ngăn ngừa khoảng 3.400 trường hợp ung thư vú, ung thư ruột và ung thư tử cung ở Anh.

Các hình thức vận động giúp cải thiện nồng độ hoóc-môn, từ đó giảm nguy cơ phát triển ung thư vú và tử cung. Nó cũng giúp di chuyển thức ăn nhanh hơn nên sẽ ít cơ hội thực phẩm gây ra phản ứng viêm trong ruột làm giảm nguy cơ ung thư ruột.

* Theo Telegraph

Theo cafef

“>

4.5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status