1. Thà giả ngốc một chút chứ đừng tự cho mình thông minh
Người xưa có câu “Tri thức làm người ta khiêm tốn, ngu si làm người ta kiêu ngạo”. Núi này cao còn có núi khác cao hơn, người giỏi sẽ ắt có người giỏi hơn. Tri thức là một đại dương rộng lớn, những gì bạn biết chỉ là một hạt cát nhỏ. Thay vì tự thỏa mãn, kiêu ngạo với vốn liếng bạn đang có thì hãy học cách lắng nghe và tiếp thu thêm nhiều hơn nữa. Có đối mặt với những lời nhận xét, phê bình gay gắt thì cũng phải nghiêm túc mà chấp nhận.
Người duy trì được thái độ khiêm tốn, lòng can đảm để tự nhận mình là người ngốc nghếch mới thực sự khôn ngoan. Đó chính là sự khôn ngoan ở tầm nhìn xa trông rộng.
2. Giả nghèo còn hơn khoa khoang sự giàu có
Kẻ thực sự có tiền sẽ không chủ động thể hiện về sự giàu có của mình. Tỷ phú giàu nhất Hong Kong- Lý Gia Thành từng khuyên rằng: Khi bạn còn nghèo đừng chi ru rú ở nhà, hãy đi ra bên ngoài để gặp gỡ, tìm hiểu cơ hộ cho chính mình, khi giàu có rồi thì hãy làm ngược lại.
Hãy nhớ rằng, cuộc sống càng giản đơn thì càng thanh thản, Sự phô trương hay khoe khoang hào nhoáng thường kéo theo nhiều mầm mống tai họa, thu hút nhiều kẻ tiều nhân, nham hiểm, thâm độc và ganh ghét bạn nhiều hơn.
Nghệ thuật sống của người thực sự thông minh là học được cách nhường nhịn và khiêm tốn. Nên nhớ rằng, hoa có thơm, ong bướm ắt tự tìm đến mà không cần quảng cáo rùm beng.
3. Để bị lừa còn hơn không dám tin một lần
Có lúc bạn sẽ thất vọng vì đặt lòng tin không đúng chỗ. Dù vậy, đừng tỏ ra bi quan chán nản. Bất cứ lúc nào, bất cứ điều gì xảy ra, bạn hãy cứ trao tặng tấm lòng chân thành của mình. Trở ngại lớn nhất trong cuộc sống chính là nỗi lo sợ. Nếu cứ đắm chìm trong hoài nghi, sợ phản bội, lừa gạt,… mà không mở lòng thì đồng nghĩa với việc bạn đang đóng lại các cánh cửa cơ hội tốt đẹp phía trước.
Cứ tiếp tục sống theo cách mà bản thân bạn cho là tốt nhât và đúng nhất. Chúng ta có thể cảnh giác trước lòng người, nhưng không thể vì thế mà không dám tin tưởng bất cứ ai.
Tin con đường mà mình đã chọn dù khó khăn, thử thách có làm bạn vấp ngã liên tục. Hãy tin vào chính bản thân mình, dù có lúc cảm nhận của bản thân cũng đang đánh lừa lý trí.
4. Thà khỏe mạnh còn hơn tranh đấu “công danh lợi lộc”
Thử đật hai thứ này lên bàn cân, bạn có thể thấy dù không có công danh lợi lộc, bạn vẫn có thể sống tốt. Nhưng nếu không có sức khỏe, bạn đánh mất tất cả. Do đó, sức khỏe mới là vốn liếng quan trọng nhất mà mỗi người phải trân trọng và ưu tiên hàng đầu.
Người thông minh biết cách chọn lựa cách sống ý nghĩa nhất, biết mình muốn điều gì, biết thứ gì mới là quan trọng nhất để cân nhắc và lựa chọn chính xác.
5. Làm người bình thường còn hơn “mua danh chuộc tiếng”
Người ta có câu: “Thà bị ghét vì sống thật với chính mình, còn hơn giả tạo để kẻ khác coi thường “Mua danh chuộc lợi chỉ là sự dối lừa, đem lại cho bạn thị phi và mệt mỏi. Lúc trước bạn vinh quang bao nhiêu thì sau khi sự thật bị phanh phui, bạn sẽ tủi hổ bấy nhiêu.
Vì thế, thà bình thường và hạnh phúc với chính sự bình thường an yên đó ngay từ đầu còn hơn đợi tới ngày gieo gió gặt bão.
6. Thà rằng chịu thiệt, còn hơn chiếm món lợi nhỏ
Khổng Tử từng dạy học trò: “Chớ muốn mau, chớ thấy lợi nhỏ. Muốn mau thì không đạt, thấy lợi nhỏ thì việc lớn không thành.” Làm việc mà cầu mau chóng thì sẽ không thành công, không đạt được mục tiêu. Người ham muốn cái lợi nhỏ thì sẽ không làm thành được sự nghiệp lớn.
Đôi khi bạn gặp phải chuyện mà mang lại lợi ích cho bản thân mình dù chỉ là một ít nhưng cũng đủ làm bạn phân vân. Con người chúng ta không thể tránh khỏi được cám dỗ, chỉ thích hưởng lợi mà không muốn chịu thiệt dù chỉ một chút. Thế nhưng, phải hiểu rằng, đôi khi có thiệt mới là phúc, có lợi lại thành họa.
7. Thà thua một cách vinh quang, chứ đừng chỉ luôn hiếu thắng
Cố gắng thắng trong mọi cuộc tranh cãi, nhưng bạn sẽ thua nhiều mối quan hệ. Đó chính là cái giá phải trả nếu bạn quá cố chấp.
Cuộc sống có thắng và thua, biết chấp nhận điều hạn chế và tiếp thu những đóng góp của mọi người mới giúp bạn hoàn thiện chính mình. Nhường nhịn khi cần thiết để cân bằng mối quan hệ xung quanh.
8. Chịu vất vả chứ đừng ham lạc thú
Ham muốn hưởng lạc trong một thời gian dài sẽ mài mòn ý chí, góc cạnh và sự đam mê của mỗi con người. Bạn sẽ dễ đánh mất bản tính cũng như tâm linh của mình trong sự thoải mái. Thà rằng vất vả cần cù, chịu khó chịu khổ để tôi luyện cái chí, gìn giữ năng lực còn hơn.
9. Đừng toan tính khôn lỏi vì làm người, không có ai là ngốc cả
Không phải kẻ khác chẳng biết toan tính thiệt hơn của bạn, họ chỉ không thèm nói mà thôi. Do đó, đừng tưởng ngoài đời ai cũng ngốc, chỉ có mình bạn là khôn. Thực ra, những chiêu trò khôn lỏi vặt vãnh của bạn, họ biết thừa và thầm cười trong lòng với nhau, chứ không ai chỉ ra cho bạn thấy. Đó mới là điều đáng sợ nhất.
Trên đời này, cái gì hỏng thì mình sửa. Sửa một ngày không được thì sửa 10 ngày, 10 ngày chưa được thì sửa 1 năm. Quan trọng là kết quả nhận về xứng đáng với thời gian và công sức của mình bỏ ra. Hôm nay bạn chỉ thay đổi một thói quen nhưng tương lai rất có thể sẽ gặt về một thành tựu lớn.