Chuyển tới nội dung

Cách Trị Loét Miệng Nhanh Tại Nhà

  • bởi


Loét miệng là những mụn nhỏ, màu đỏ, chính giữa có màu vàng nhạt và thường xuất hiện trên bề mặt niêm mạc trong khoang miệng, môi, cổ họng hoặc trên lưỡi. Mặc dù các vết loét miệng thường có kích thước nhỏ, nhưng lại rất đau và gây khó chịu. Bài này chúng tôi hướng dẫn bạn cách trị loét miệng hiệu quả nhất.

Một số triệu chứng phổ biến của loét miệng là ngứa hoặc cảm giác nóng rát ở gần khu vực bị ảnh hưởng, nổi hạch, sốt, và mệt mỏi. Chúng có thể được gây ra bởi chấn thương miệng, căng thẳng quá mức, chế độ ăn uống kém, thay đổi nội tiết tố, hệ thống miễn dịch bị tổn thương, dị ứng thực phẩm hoặc cơ thể thiếu Vitamin.

Chứng lở loét  miệng không lây và thường biến mất trong vòng hai tuần mà không cần điều trị. Để giảm đau nhanh chóng, giữ một viên đá lạnh nhỏ trực tiếp lên chỗ đau và để nó tan dần. Đá lạnh không chữa loét miệng đươc, nhưng cách này sẽ làm cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Có rất nhiều phương pháp điều trị tại nhà đơn giản để giảm đau do loét miệng gây nên và thúc đẩy chữa bệnh nhanh hơn.

Dưới đây là 10 cách trị loét miệng nhanh nhất.

1. Mật Ong

Mật ong là một chất cực kỳ nhẹ nhàng có thể giúp làm giảm đau và viêm gây ra bởi chứng lở loét miệng. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp nó với bột nghệ vì nghệ có tính chất sát trùng.

Trộn một muỗng cà phê mật ong và ¼ muỗng cà phê bột nghệ. Bôi lên các khu vực bị loét miệng và để trong khoảng 15 đến 20 phút.

Bạn cũng có thể dùng một muỗng cà phê mật ong trên khu vực bị ảnh hưởng để làm giảm đau và viêm do chứng lở loét.

2. Rau Mùi

Rau mùi có đặc tính chống viêm, sát khuẩn và kháng nấm hiệu quả có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh lở loét miệng.

Đun sôi một muỗng cà phê hạt rau mùi hay lá rau mùi trong một cốc nước. Lọc dung dịch và sau đó sử dụng nó để súc miệng, ba hoặc bốn lần một ngày.

Bạn cũng có thể uống nước ép từ lá rau mùi tươi. Đừng nuốt ngay lập tức mà cố gắng giữ nó trong miệng của bạn trong một thời gian, từ đó, nước rau mùi có thể chữa cho các khu vực đang bị viêm loét miệng.

3. Rễ Cam Thảo

Các đặc tính chữa bệnh của rễ cam thảo rất hiệu quả trong cách điều trị loét miệng. Một thành phần hoạt chất trong rễ cam thảo là Glycyrrhizin, có đặc tính chống viêm, có thể làm dịu các khu vực bị ảnh hưởng.

Ngâm một thìa rễ cam thảo nghiền trong hai cốc nước độ 2-3 giờ và sử dụng như nước súc miệng.

Dùng chiết xuất từ ​​rễ cam thảo có thể làm giảm kích thước các vết viêm loét miệng và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

4. Túi Trà Ẩm

Túi trà đã qua sử dụng có chứa Axit Tannic, một loại chất làm se giúp làm giảm đau và viêm đồng thời đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Cách trị loét miệng bằng túi trà như sau:

Sau khi sử dụng túi trà, đặt túi trà ướt trong tủ lạnh trong một vài phút.

Nhấn túi trà lạnh vào khu vực bị loét trong khoảng 15-20 phút.

Làm điều này hai hoặc ba lần một ngày cho đến khi vết loét biến mất.

5. Lô Hội

Cây lô hội có đặc tính chống viêm cùng với nhiều tác dụng chữa bệnh khác, trong đó có tính chất kháng khuẩn, có thể giúp giảm đau và chữa khỏi bệnh lở loét.

Trích xuất nhựa một lá lô hội và bôi nó trực tiếp trên vết đau. Thực hiện điều này một vài lần một ngày.

Bạn cũng có thể súc miệng bằng nước ép lô hội tươi ba hoặc bốn lần một ngày. Nếu nước ép lô hội tươi không có sẵn, bạn có thể sử dụng các loại đóng gói sẵn có trên thị trường.

6. Tinh Dầu Tràm Trà

Tinh dầu tràm trà có chứa các hợp chất sát khuẩn cũng như kháng sinh là chất khử trùng da rất hiệu quả và có thể giúp điều trị bệnh viêm loét miệng. Sử dụng tinh dầu tràm trà cũng giảm thiểu nguy cơ xuất hiện thêm các vết lở loét.

Tùy thuộc vào mức độ đau, làm một dung dịch súc miệng chứa khoảng 10 phần trăm tinh dầu tràm trong một cốc nước.

Sử dụng để súc miệng.

Làm điều này hai hoặc ba lần một ngày cho đến khi khỏi.

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status