Đây là 8 quy tắc làm người trong Kinh Dịch, những người thông minh ắt phải thông tường.
Biết người gian trá, không nên tức giận chỉ trích
Khi phát hiện người khác gian trá thì không nên lập tức giận dữ chỉ trích, tố cáo họ. Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều khi gặp phải người gian trá là chuyện thông thường, nếu như chúng ta liền tức giận, lập tức chỉ trích họ, tố cáo hành vi gian trá đó của họ, thì sớm muộn gì những người đó cũng sẽ dùng các phương thức gian trá đó lên thân chúng ta.
Khi gặp trường hợp này, chúng ta nên dùng lời nói uyển chuyển, nhẹ nhàng nhắc nhở, khuyên can họ. Rất nhiều người cứ trực tiếp vạch trần sự gian trá của người khác, làm như vậy không những sẽ không có tác dụng, mà còn có thể rước nhiều phiền toái không đáng có về cho bản thân mình.
Khi phát hiện người khác gian trá thì không nên lập tức giận dữ chỉ trích, tố cáo họ
Bị người xúc phạm, không thể hiện ra cảm xúc
Bị người khác xúc phạm, cũng không nên nhất thiết phải thể hiện cảm xúc ra ngoài. Người khác sỉ nhục mình cho dù là xuất phát từ mục đích gì, tâm thái gì, chúng ta phải ghi nhớ một điều rằng: không cần biểu hiện ra. Bởi vì một khi chúng ta thể hiện ra phản ứng sẽ dễ dàng khiến cho mâu thuẫn trở nên gay gắt hơn, đồng thời còn quan hệ đến vấn đề tu dưỡng của bản thân mình. Một người có tu dưỡng, có nhân cách cao thượng thì luôn có một tâm thái bình tĩnh và an hòa.
Giúp đỡ người khác không nên nhớ
Giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn không cần phải ghi nhớ cái sự đã giúp đỡ của mình. Bởi vì giúp đỡ người khác, kỳ thực cũng là giúp mình đề cao phẩm chất của mình, hành động giúp đỡ đó có thể giúp chúng ta bồi dưỡng thêm sự thiện lương, nhân ái trong tâm hồn. Chính vì vậy, có thể nói giúp người đồng thời cũng là giúp mình, chứ không hẳn đơn thuần là vì người khác.
Nhận giúp đỡ của người khác phải ghi nhớ trong lòng
Ngược lại, nếu người khác giúp đỡ chúng ta thì nhất định phải ghi nhớ ở trong lòng, hơn nữa không chỉ biết cảm kích mà cần phải hóa thành hành động để đáp đền. Tục ngữ xưa có câu: “Thụ nhân điểm thủy chi ân, đương dũng tuyền dĩ báo”, nghĩa là: Nhận ơn chỉ bằng giọt nước, đáp đền bằng cả dòng suối. Đó chính là đạo lý làm người nên có.
Vô công nhận lộc: Không sợ người biết, chỉ sợ mình biết
Trong lịch sử có rất nhiều câu chuyện kể về việc đối đãi với vấn đề “nhận bổng lộc” của các bậc quan lại, tướng lĩnh ngày xưa. Họ đều dùng nhiều cách khác nhau để khéo léo khước từ những lễ vật đó. Phương pháp của họ vừa bảo trì được nhân cách cao quý lại vừa làm hài lòng những người ban tặng. Sở dĩ họ có thể làm được điều này là nhờ có tầm nhìn xa trông rộng, thấu hiểu đạo lý làm người cũng như lẽ “được, mất” trong cuộc đời.
Vô công nhận lộc: Không sợ người biết, chỉ sợ mình biết
Muốn trưởng thành phải đau đớn
Hãy kiên nhẫn và bền bỉ, một ngày nào đó, nỗi đau này sẽ có ích cho bạn. Những người có sức mạnh để thành công lâu dài là những người đặt nền móng vững chắc cho sự trưởng thành bằng những viên gạch mà đời đã ném vào họ. Vì vậy đừng sợ đau khổ trong chốc lát. Vì khi đau khổ, hoàn cảnh sẽ mở ra cơ hội cho bạn trưởng thành và điều chỉnh lại bản thân thành con người nổi bật mà bạn có khả năng trở thành.
Cầu người giúp không bằng tự mình tìm học
Xin người giúp đỡ không bằng xin học người khác những kỹ năng cho cuộc sống. Trong cuộc sống không có ai sẽ đi giúp đỡ chúng ta suốt đời được, cũng không thể cả đời đều dựa vào người khác, cuộc sống của mình chỉ có thể dựa vào năng lực của chính mình, đây là đạo lý bất di bất dịch từ xưa đến nay.
Người giỏi mưu lược, nên có lòng khoan dung rộng lớn
Người giỏi mưu lược đầu tiên phải hiểu biết và giỏi xử lý các mối giao tiếp, quan hệ giữa người với người, sau đó mới định ra các kế hoạch cụ thể. Cổ nhân đã đúc kết “Thiên địa nhân hòa”, bởi vì đi thực hiện sự việc là con người, đương nhiên trước khi mưu sự cần cầu nhân tài mới là hành động khôn khéo, mà người có thể làm thành đại sự thông thường đều là những người có lòng độ lượng rộng lớn.
(vui khỏe)