10 nguyên tắc làm dâu phụ nữ nên nhớ. Mời bạn cùng đọc, suy ngẫm.
1. Không ở chung, chỉ ở gần.
2. Không phiền ông bà chăm cháu, chỉ thăm cháu, nếu ông bà giúp được thì tốt, không giúp được cũng không trách móc, vì con mình sinh ra thì bổn phận chăm sóc dạy dỗ là của mình.
3. Không nhòm ngó tài sản nhà chồng: cha mẹ có nhiều cho nhiều thì được nhiều, có ít cho ít thì được ít, cha mẹ không có cho phải chịu, thích thì tự tạo lập tài sản của riêng mình.
Tài sản nhà chồng nếu có cho thì chỉ là cho con trai và cháu nội, mình chỉ là người ăn theo 2 người này thôi, mình có nghĩa vụ gìn giữ, tạo dựng nó cho thế hệ sau và sau nữa, mình không có quyền bán đi và tiêu sài cho bản thân.
Cũng tương tự như thế với việc thờ phụng tổ tiên nhà chồng, nghĩa vụ thờ phụng tổ tiên nhà chồng không phải là của mình, mình có nghĩa vụ thờ phụng cha mẹ mình và “theo thờ phụng” ông bà tổ tiên máu mủ nhà mình thôi.
Nghĩa vụ thờ phụng tổ tiên nhà chồng là của chồng và cháu nội đích tôn, mình chỉ có nghĩa vụ đứng đằng sau hỗ trợ cho chồng và con cái mình làm thật tốt trọng trách này thôi.
Vì mình và con mình lại ăn theo hồng phuc’ nhà chồng, nên mặc dù nghĩa vụ này không phải của mình nhưng mình có trách nhiệm hỗ trợ thật tốt cho chồng con mình.
Chị em chớ có nhầm lẫn trong vấn đề tài sản và vấn đề thờ phụng tổ tiên bên chồng nhé. Không là khổ cả đời đấy.
4. Không cãi , không phản kháng, không có thái độ trêu ngươi cha mẹ chồng khi bất đồng quan điểm hay xảy ra mâu thuẫn. Im lặng là vàng và việc mình mình làm.
5. Bổn phận của mình là cùng chồng tạo lập xây dựng cuộc sống gia đình, cùng chồng chăm sóc dạy dỗ con cái, tạo ra 1 thế hệ tương lai tốt đẹp cho xã hội và gia đình nhưng: không có bổn phận xây dựng gia đình nhà chồng, đó là việc của chồng.
Đừng có ngu dại mà đi làm thay việc này cho chồng. Không bao giờ được phép can dự vào việc nhà chồng, vì sự can thiệp của mình có khi làm cho tình hình thêm rối ren.
Việc của gia đình nhà chồng là việc của chồng và cha mẹ chồng, nếu khi nào cần anh ấy sẽ đề nghị vợ hỗ trợ, nếu giúp được gì thì hãy hỗ trợ, nhưng chỉ hỗ trợ bằng hành động, đừng góp thêm lời nói: sẽ làm cho tình hình phức tạp thêm.
6. Mọi mối quan hệ đều được xây dựng trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau, chứ không phải là sự áp đặt, vì vậy: con cái phải tôn trọng cha mẹ nhưng cha mẹ cũng phải tôn trọng con cái.
Phải khôn khéo né tránh và xử lý các tình huống: cha mẹ nghĩ rằng mình có quyền can thiệp quá sâu vào đời sống của gia đình con cái.
Hãy để cha mẹ hiểu: con cái đã lớn rồi cũng làm cha mẹ trẻ con cả rồi, nên ông bà chỉ nên góp ý xây dựng, không nên can thiệp thô bạo theo kiểu: phải thế này, phải thế kia.
7. Mẹ chồng và con dâu: đầu tiên phải coi nhau như những người bạn: con dâu là bạn nhỏ tuổi và mẹ chồng là người bạn lớn tuổi.
Bạn không có nghĩa là cá mè 1 lứa mà là : phải có sự chia sẻ, thấu hiểu.
Tất nhiên 1 bàn tay không thể tạo nên tiếng vỗ, vì vậy chẳng có tình bạn nào được xây dựng nếu 1 bên không muốn làm bạn của bên còn lại.
8. Không kích bác gia đình chồng với chồng.
Nếu có bất hòa thì nên im lặng, đừng có mang việc đó ra để chỉ trích chồng, nói rằng: gia đình anh thế nọ, gia đình anh thế kia.
9. Không chia rẽ mối quan hệ của chồng với gia đình anh ấy, cũng như không chia rẽ mối quan hệ của con mình với gia đình chồng.
Mình là người ngoài nhưng con mình là cháu nội của gia đình chồng.
Hãy để họ yêu thương nhau nếu mình đã không thể yêu thương họ.
Người mẹ biết suy nghĩ thì nên rạch ròi: việc của mình là việc của mình, còn con mình vẫn có quyền riêng của nó trong mối quan hệ với gia đình bên nội, đừng có cậy làm mẹ mà áp đặt con: mẹ không thích nhà nội nên con cũng phải không thích theo. Đó là sự ngu xuẩn nhất trên đời.
10. Điều cuối cùng: Cha mẹ chồng nào cũng nói “con dâu mới là con mình”, nhưng sự thật không phải như vậy đâu, con dâu là con dâu, và chúng ta chỉ có nghĩa vụ: làm đúng bổn phận của mình, không nên đi quá xa và quá giới hạn.
Và hơn nữa, cha mẹ chồng không sinh ra con dâu nên không có quyền đánh chửi con dâu. Nếu quá đà, đừng có ngu dại mà im lặng, cho ra chính quyền ngay lập tức.
(hoctd)