Chuyển tới nội dung

3 điều sáng suốt để kiếp nhân sinh trăm đường thuận lợi

  • bởi

Gia Cát Lượng từng chỉ dạy kiếp nhân sinh con người cần nhớ 3 điều sáng suốt này!

Sáng suốt nhìn thấy trước là trí tuệ

Người xưa nói: “Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu”, nghĩa là: “Người không lo xa, ắt có buồn gần”. Bất luận là làm người hay là xử lý sự việc, tầm nhìn cần phải xa, phải có dự kiến.

Người thông minh nhìn hiểu, người sáng suốt nhìn chuẩn, người cao minh nhìn xa.

Người không có tầm nhìn xa chỉ có thể nhìn thấy hiện tại. Người có tầm nhìn xa nhìn thấy những cơ hội có thể có trong tương lai, đồng thời tích cực chuẩn bị, vì cơ hội chỉ dành cho người có chuẩn bị tốt.

Đường đời luôn luôn phủ đầy gai góc, sáng suốt nhìn thấy trước có thể giúp tránh cái có hại mà đến với cái có lợi, kiếm tìm cơ hội, giảm thiểu những trở ngại trên đường đời.

Sáng suốt nhìn thấy trước là một loại trí tuệ. Người sáng suốt nhìn thấy trước có thể thấy cái nhỏ mà nhìn ra cái lớn, thông qua vết tích mà đoán biết phương hướng phát triển của sự việc, từ đó có sự lựa chọn sáng suốt.

3 dieu sang suot de kiep nhan sinh tram duong thuan loi
 Ảnh minh họa.

Một chiếc lá rụng biết được mùa thu đến, vạn vật trong thế gian đều không cô lập, chúng đều có liên hệ, hiệu ứng cánh bướm tồn tại khắp mọi nơi.

Đời người như cuộc cờ, đi bước nào tính bước đó là kẻ bất tài, đi một bước tính 3 bước là một kẻ bình thường, đi một bước tính 10 bước mới là kẻ trí.

Người sáng suốt nhìn thấy trước có đầu óc thông minh sâu sắc, tầm nhìn sắc bén, nhìn thấu thế sự, phân tích rõ ràng lý tính, việc gì cũng nhìn chính xác, nhìn rõ ràng, nhìn xa, thường biết lo xa, thu lụa khi trời chưa mưa, không đợi đến khát mới lo đào giếng.

Sáng suốt biết nhận người là trí tuệ sâu sắc

Phàn Trì hỏi Khổng Tử: “Thế nào là nhân?”

Khổng Tử nói: “Yêu thương người”.

Phàn Trì lại hỏi: “Thế nào là trí?”

Khổng Tử nói: “Biết người”.

Biết người là một học vấn cao thâm. Tô Thức đã từng nói: “Người muốn lập công phi thường ắt phải sáng suốt nhận biết người”.

Trong cuộc sống thường nhật, sáng suốt nhận biết người giúp cho chúng ta trong biển người mênh mông kia vẫn có thể tìm được người bạn tâm đầu ý hợp.

Một người có thể sáng suốt biết nhận người quả rất khó. Cho dù bậc trí giả như Gia Cát Lượng cũng đã từng sai lầm trong việc biết người mà phải ‘gạt lệ trảm Mã Tốc’.

Người sáng suốt nhận biết người mới có thể thông qua hiện tượng mà nhìn thấu bản chất. Người đạo mạo hiên ngang, diện mạo cao quý chưa chắc đã thật sự cao quý. Người cẩn thận từng cái nhỏ mọn, diện mạo ti tiện chưa chắc đã thực sự ti tiện.

Để hiểu chính xác một người, nên bắt đầu từ tiểu tiết, từ chỗ nhỏ nhặt, rồi thời gian sẽ mách bảo bạn ai là người thực sự đáng tin cậy.

Tăng Quốc Phiên dẫn quân đánh nhau với quân Thái Bình, khi chiếm lĩnh An Khánh thì có một người thân thích ở quê ông tìm đến đầu quân. Có lần khi ngồi ăn cơm, Tăng Quốc Phiên phát hiện ra ông này nhặt những hạt cơm còn vỏ trấu vứt đi.

Từ việc nhỏ nhặt này, Tăng Quốc Phiên nhìn ra người này không chịu được khổ, không thể bồi dưỡng thành người có thành tựu được, thế là mau chóng cho ông ta trở về quê.

Biết người cũng cần những biểu hiện của họ vào thời khắc then chốt. Phẩm đức tiết thủ của một người như thế nào, lúc bình thường không nhất định có thể nhìn rõ ra được. Chỉ khi đối diện với khảo nghiệm sinh tử, xung đột lợi ích thì mới bộc lộ ra được.

“Đường xa biết sức ngựa, lâu ngày thấy lòng người”, thời gian lâu dài, một người rốt cuộc là như thế nào, cuối cùng cũng sẽ cháy nhà ra mặt chuột.

Sáng suốt nhận biết người là một sự trưởng thành, là tích lũy của kinh nghiệm, thể hiện ra một loại trí tuệ. Người sáng suốt nhận biết người sẽ không chỉ dựa vào lời nói một mặt của người ta, cũng không dựa vào hiểu biết một mặt của bản thân mình liền phán xét người khác.

Sáng suốt tự biết mình là tu dưỡng, là trưởng thành

Con người quý ở sáng suốt tự biết mình. Trên đời không có nhân tài toàn năng, mỗi người đều có sở trường và sở đoản riêng.

Làm người cần sáng suốt tự biết mình, chỉ có nhận thức rõ bản thân, đặt vị trí mình cho chính thì mới có thể thành công.

Trong sách “Lão Tử” có viết: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh”, nghĩa là “Người hiểu người khác là kẻ trí, người tự biết mình là kẻ sáng suốt”. Sáng suốt tự biết mình là một loại tu dưỡng.

Làm người cần sáng suốt tự biết mình, chớ đánh giá thấp bản thân quá, và cũng đừng đánh giá cao chính mình.

Trong cuộc sống, người đánh giá cao bản thân nơi nào cũng gặp. Họ cho rằng thành công của người khác chẳng qua chỉ là gặp được cơ hội tốt hoặc được người ta biết đến tài năng. Nhưng cũng cần biết rằng, bất kể là vận may hay được người ta biết đến tài năng thì cũng đều cần thực lực.

Làm người sáng suốt tự biết mình thì làm việc mới có sức mạnh.

Luôn sống cuộc sống của chính mình

“Chỉ khi biết mình là ai bạn mới thấy mình có giá trị!”. Chúng ta có rất nhiều giả định sai khi không thật sự hiểu rõ về bản thân mình, bạn có dám khẳng định rằng mình hoàn toàn biết rõ những nhu cầu cũng như sở thích của bản thân, hay những điều bạn cho là ý muốn của mình đó thật ra là lại bắt nguồn từ suy nghĩ của những người thân như ông bà, cha mẹ, anh chị,…

Có thể bạn đã sống quá lâu theo những giá trị của người khác nên nhìn mọi vật cũng bằng lăng kính của người khác mà không nhận ra lăng kính cá nhân của mình đang bị che lấp dần đi. Chúng ta có thể kiểm tra vấn đề này qua những việc đơn giản như:

Hãy nghĩ xem bạn thích màu nào nhất: xanh, đỏ, tím hay vàng. Có thể bạn luôn nói rằng bạn thích màu xanh dương nhất, nhưng đó có phải là câu trả lời chắc chắn không hay bạn chọn màu xanh dương chỉ đơn giản vì cha bạn cũng từng nói đó là màu mà ông yêu thích nhất. Cách bạn bày trí căn phòng của mình cũng vậy, bạn có xếp đặt quanh mình những đồ vật trang trí theo ý thích của mình? Hay đơn giản chỉ vì đó là ý thích của người yêu hay của cha mẹ bạn chẳng hạn.

Hãy để chính mình lên tiếng, tự khám phá ra sở thích thật của mình, đừng cố bó buộc mình theo quan điểm của bất kỳ ai, bất kỳ diều gì, hãy tự khám phá ra sở thích thật sự của mình, và thậm chí khi đó bạn có thể phát hiện ra rằng sở thích của mình thay đổi tùy theo mỗi ngày, tùy theo tâm trạng.

Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta có những quan điểm, suy nghĩ của riêng mình! Hãy nhận biết xem mình thích điều gì và không thích điều gì , hãy theo ý thích của bản thân và tôn trọng các quan điểm của mình, không cần phải đi theo cách đánh giá của người khác, miễn là nó giúp bạn cảm thấy thoải mái tự tin khi nhìn nhận tất cả mọi việc.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status