Chuyển tới nội dung

Kẻ giả tạo thường hay nói 3 câu này

  • bởi

1. Luôn hỏi: “Bạn nghĩ sao?” – Không tỏ thái độ rõ ràng mà gió chiều nào che chiều ấy

Một người càng đơn giản càng thích thể hiện suy nghĩ của mình. Khi được hỏi ý kiến, họ thường muốn thể hiện lập trường và cái nhìn của mình nhanh chóng. Ngược lại, một người giả tạo hiếm khi thực sự thể hiện suy nghĩ thật trong lòng họ. Trong giao tiếp, họ rất thận trọng, luôn thích hỏi ý kiến và cái nhìn của người khác trong khi giữ kín lập trường của bản thân, khiến mọi người không hiểu những điều thực sự diễn ra trong đầu họ.

Chúng ta hẳn cũng từng gặp một người lãnh đạo như thế. Càng nói chuyện với ông ấy, bạn càng không bao giờ biết ý nghĩ thực sự đằng sau nụ cười của người đó là gì. Và sau cuộc đối thoại, ông ấy che giấu mục đích của mình một cách hoàn hảo nhưng nhìn thấu bản thân chúng ta vô cùng rõ ràng.

Tương tự như vậy, trong đời sống thường ngày, chúng ta cũng sẽ gặp những người không bao giờ từ chối, không chủ động và không chịu trách nhiệm. Thái độ ba phải, mơ hồ như vậy là một biểu hiện hết sức khôn khéo nhưng cũng vô cùng dối trá và giả tạo của đối phương mà chúng ta phải thực sự tinh ý mới có thể phát hiện ra sự thật.

Ke gia tao thuong hay noi 3 cau nay
 Ảnh minh họa.

2. Thích khoe khoang, phóng đại: “Anh/chị giỏi thế!”

Khi người thành thực chân thành khen bạn, họ thường nhiệt tình khen một điểm cụ thể, một chi tiết nào đó gây ấn tượng nhất với họ. Ngược lại, một lời khen giả tạo vừa cho người ta cảm giác phóng đại, vừa chung chung và không đưa ra nhận xét nào rõ ràng.

Với người giả tạo, nếu không phải là chỉ trích người khác để nâng mình lên thì lời chúc mừng của họ chưa chắc đã đáng tin.

Không hẳn là người đó không thích bạn, không ngưỡng mộ bạn hay phủ nhận năng lực của bạn, chỉ là những người giả tạo hay có thói quen gặp ai cũng khen. Họ thích xây dựng mạng lưới liên lạc suôn sẻ, tràn ngập những điều tích cực và tạo cảm giác mọi người đều là bạn tốt của mình vì hầu như ai cũng thích nghe những lời khen ngợi.

3. Hay nói “Đấy là tôi biết thế thôi” – Thích “vuốt đuôi” sau khi nói

Rất nhiều người sống giả tạo thích nói chuyện vuốt đuôi như vậy. Người có đủ tri thức và hiểu biết sẽ đưa ra quan điểm rõ ràng, có nguyên tắc và không bao giờ mơ hồ hay lập lờ nước đôi. Còn bản thân kẻ giả tạo luôn kiêng kị, cẩn trọng từng lời nói ra, từng ý kiến đóng góp và sợ hãi người khác biết được ý đồ thực sự của mình.

Họ vừa muốn tạo cho người khác cảm giác bản thân rất thông minh giỏi giang, vừa không muốn bị vạch trần nếu lỡ nói điều gì sai trái nên hình thành nói quen nói chuyện nước đôi như vậy. Người càng thiếu chân thành lại càng thích thể hiện mọi thứ ở mọi lúc, mọi nơi.

Thay vì để những người thực sự khôn ngoan nhận ra bản chất thật, nếu muốn được người khác thật sự tin phục, bạn nên đối xử với mọi người xung quanh bằng sự chân thành và tin tưởng toàn vẹn.

3 dấu hiệu nhận biết kẻ giả tạo

Họ có để tâm đến xuất thân, địa vị và quyền lực của người khác hay không?

Đặc điểm này có thể thấy rõ ở hai nhân vật nổi tiếng của JK Rowling. Cậu bé Harry Potter kết bạn với tất cả mọi người, không quan tâm đến xuất thân hay gia cảnh trong khi Malfoy lại luôn đánh giá mọi người dựa trên mức độ giàu có hoặc quyền lực mà họ nắm giữ. Những người chân thật như Harry thường bỏ qua lợi ích cá nhân nên họ cũng không có thói quen đánh giá những người xung quanh.

Họ có thích hưởng lợi từ người khác không?

Ở đây chúng ta nói về những người có xu hướng lợi dụng người khác để làm lợi cho bản thân, họ có thể sử dụng nhiều phương pháp thuyết phục hoặc bắt ép nhưng hoàn toàn không để ý đến cảm xúc của người khác. Lucy – nhân vật chính trong bộ phim The Chronicles of Narnia chính là một người như thế, cô không bao giờ cố gắng để thay đổi người khác trong khi Eustace, người anh họ của cô lại thường xuyên sử dụng vũ lực để buộc người khác làm theo điều cậu muốn.

Họ có thích được chú ý không?

Những người có thực lực, thực tài thường không cần sự chú ý từ những người xung quanh bởi họ cảm thấy không phải chứng minh bất cứ điều gì cho xã hội. Giống như người khổng lồ Shrek trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng cùng tên. Anh tốt bụng, hài hước và giúp đỡ được nhiều người nhưng không bao giờ muốn nổi tiếng và chỉ thích làm những điều khiến bản thân cảm thấy thoải mái và hài lòng. Trong khi đó hoàng tử Charming lại sẵn sàng làm mọi việc để được tung hô dù bản chất chàng ta chẳng giúp ích được gì cho xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status