Nắm được những quy tắc quý giá này, cuộc sống của bạn sẽ an nhiên hạnh phúc hơn bất cứ ai.
Tất cả chúng sinh đều mong cầu hạnh phúc nhưng họ luôn tìm kiếm hạnh phúc ở bên ngoài
Đức Phật nhận thấy tất cả chúng sinh đều mong cầu hạnh phúc, nhưng họ luôn tìm kiếm hạnh phúc ở bên ngoài. Hạnh phúc bên ngoài phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện hoàn cảnh nên rất vô thường mong manh. Dù bạn có được tất cả hạnh phúc về vật chất bên ngoài, song không có một chút hiểu biết nào về hạnh phúc tâm linh bên trong, tôi thực sự nghĩ rằng chúng ta không thể có được chân hạnh phúc. Rốt cuộc hạnh phúc hay bất hạnh đều do tâm quyết định, phải không?
Đức Phật đã nhận thấy rằng, hạnh phúc chân chính phải đến từ bên trong chứ không phải ở hình thức vật chất bên ngoài. Nếu có được trí tuệ hay hạnh phúc bên trong, hạnh phúc bên ngoài sẽ làm tăng thiện duyên cho hạnh phúc bên trong. Nhưng nếu tâm bạn không hạnh phúc, tôi nghĩ bạn sẽ không thể hạnh phúc, bất kể môi trường xung quanh có dư giả, sung túc đến đâu chăng nữa!
Ảnh minh họa. |
“Quá nóng, quá lạnh, quá muộn” chỉ là cái cớ để những kẻ lười biếng trốn tránh công việc
Trong cuộc sống, nếu có những người chăm chỉ, nhiệt huyết, luôn tìm cách vươn lên trong cuộc sống thì cũng có những người chỉ biết dành thời gian để nghĩ ra cái cớ thoái thác, làm sao để được nhàn thân nhất: Họ là những người sẽ không bao giờ có thể chạm tới thành công thực sự.
Nên nhớ, muốn những cơ hội tốt nhất không tuột khỏi tay, bạn chỉ có 1 cách là cố gắng hết sức và tự tạo ra động lực cho mình nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Dukkha (khổ đế): Đời là bể khổ
Chân lý này không đơn thuần là sự khẳng định cuộc sống là đau khổ và bi thương mà con người còn sống thì buộc lòng phải chấp nhận.
Đúng là cuộc đời mỗi người không ai có thể tránh được những buồn phiền, khổ đau, mất mát, kỳ vọng vào những điều vượt quá khả năng hay không phù hợp với hoàn cảnh dễ khiến ta càng thêm thất vọng khi không đạt được nó.
Chính vì vậy, một khía cạnh khác của chân lý “Đời là bể khổ” chính là khuyên ta đừng nên mang những suy nghĩ viễn vông, không thực tế.
Hãy chấp nhận quy luật sinh, lão, bệnh, tử như một điều tất yếu của cuộc sống. Đừng bao giờ tự lừa dối mình bằng những suy nghĩ như cuộc sống này là dễ dàng và không có đau khổ, hãy chấp nhận sự không hoàn hảo với một trái tim bao dung và cởi mở.
Đừng bám vào quá khứ, đừng mơ tới tương lai, hãy tập trung tâm trí và sức lực cho hiện tại.
Sống cho hiện tại mới là điều quan trọng nhất, nó có thể giúp bạn dồn sức và hoàn thành những công việc hiện tại một cách hiệu quả nhất.
Sẽ có những ngày ta không tránh khỏi việc nhớ lại những ngày huy hoàng của quá khứ, hay mộng tưởng đến một ngày mai tươi sáng hơn.
Tuy nhiên, đừng để những ảo vọng này kéo dài. Quá khứ hay tương lai đều là những điều đẹp đẽ, nhưng không có thật, chi bằng tập trung cho hiện tại, không nuối tiếc, không hy vọng viển vong chính là cách xây dựng tương lai tốt đẹp một cách thực tế.
Và cuối cùng, hãy nhớ kĩ những câu nói quan trọng này:
1. Hết thảy mọi thứ đều là hư ảo, cuộc đời con người được bắt đầu từ cát bụi rồi lại trở về với cát bụi, vạn vật biến chuyển không ngừng, nhân duyên được sinh rồi diệt. Không có thứ gì là tồn tại vĩnh hằng.
2. Không thể lỡ lời, bởi lời nói ra như gió thoảng, nhưng ngay cả đến cả cơ hội thương tiếc cũng không có đâu.
3. Sắc tức là không, không tức là sắc, bất kề sự vật nào cũng có hai mặt, vấn đề nào cũng có hai phương diện.
4. Nhân sinh trên đời như thân ở trong bụi gai, tâm bất động và nhân không vọng động, những người không động tâm thì sẽ không làm bậy, người động tâm rồi nhất định sẽ phải chịu đau đớn. Thiện ác, sướng khổ đều bắt đầu từ suy nghĩ mà ra.
5. Phật tại tâm. Phật không ở nơi đền chùa miếu mạo mà ở trong sự nhận thức và giác ngộ của tự bản thân mỗi người.