Chuyển tới nội dung

Cái nhất trong các tượng Phật Bảo vật quốc gia Việt Nam

  • bởi

Tượng Phật A Di Đà của chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có từ năm 1057, là tượng Phật bằng đá lớn nhất và nguyên vẹn nhất của thời Lý còn tồn tại đến nay. Có niện đại từ thế kỷ 16, tượng quán Thế Âm thiên thủ thiên nhãn Chùa Đào Xuyên (xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội) là bức tượng Quán Thế Âm thiên thủ thiên nhãn cổ nhất Việt Nam. Được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Hội Hạ được tạc bằng gỗ với trọng lượng khoảng 3 tấn, là một trong những tác phẩm điêu khắc cổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam. Tượng Phật Đồng Dương có niên đại vào khoảng thế kỷ 8 – 9, gắn với thời kỳ Phật giáo huy hoàng nhất của vương quốc Chămpa, được đánh giá là bức tượng Phật bằng đồng cổ xưa và tinh xảo bậc nhất của khu vực Đông Nam Á. Hiện vật được lưu giữ tại bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở TP HCM. Với những đường nét tinh tế hiếm có, tượng Phật thiên thủ thiên nhãn chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng của người Việt. Ba pho tượng Tam Thế tạc bằng đá của Chùa Ngọc Khám (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là bộ tượng Tam Thế cổ xưa, đồ sộ và tinh xảo bậc nhất Việt Nam. Loạt tượng Phật giáo thời Tây Sơn chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội) với hơn 70 tác phẩm là một bộ sưu tập tượng Phật cổ lớn và đặc sắc hàng đầu của Việt Nam. Trong đó, bộ tượng 18 vị La Hán chùa Tây Phương đã trở thành tác phẩm kinh điển của nền nghệ thuật Việt. Bức tượng nữ thần Tara – một vị Bồ tát trong quan niệm Phật giáo của người Chăm xưa – là một tác phẩm tiêu biểu nhất về hình tượng phụ nữ của nền nghệ thuật Chămpa cổ. Bức tượng này được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm ở TP Đà Nẵng.

DMCA.com Protection Status