Hầu như tất cả mọi người bị kiệt sức do làm việc quá độ quá thường xuyên. Sự mệt mỏi tạm thời đó có thể là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với những hoạt động thể chất và trí não.
Bên cạnh đó nguyên nhân cũng có thể là mất ngủ, lười vận động, tác dụng phụ của thuốc hoặc chế độ ăn không đảm bảo.
Tuy nhiên, hiện tượng mệt mỏi và kiệt sức liên tục lại phổ biến hơn cả. Nó rất khác với tình trạng cơ thể uể oải mặc dù cả hai có thể diễn ra cùng một lúc. Khi phải đối mặt với tình trạng này, bạn phải trải qua cảm giác cơ thể bải hoải kéo dài không rõ nguyên do và cũng không thể khoẻ hơn ngay cả sau khi nghỉ ngơi.
Dưới đây là 10 nguyên nhân có thể làm bạn mệt mỏi kéo dài.
1. Hội chứng mệt mỏi kinh niên
Hội chứng này bao gồm sự mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài hàng tháng. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, bạn rất dễ suy kiệt kể cả sau khi hoạt động những việc bình thường và có thể kéo dài hơn 1 ngày sau đó. Kể cả nghỉ ngơi cũng không thể cái thiện được tình hình.
Ngoài việc mệt mỏi, những triệu chứng khác là viêm họng, đau nhức các khớp xương và đau đầu.
Nguyên nhân chính xác cho hội chứng này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu tin rằng vi rút, sự giảm huyết áp bất thường, hệ miễn dịch suy giảm hay mất cân bằng hóc môn là những yếu tố căn bản nhất.
Những biện pháp tự chăm sóc cơ thể cũng như liệu trình điều trị chuyên biệt có thể giúp những bệnh nhân mắc Hội chứng mệt mỏikinh niên.
Trong một cuộc nghiên cứu năm 2015 tại ĐH Oxford kết hợp cùng Học viện King và Queen Mary tại London đã thử nghiệm 4 cách điều trị tiềm năng cho Hội chứng mệt mỏi kinh niên. Họ đã rút ra được liệu pháp điều chỉnh nhận thức hành vi và liệu pháp luyện tập luỹ tiến là hai lựa chọn cho kết quả tốt nhất.
2. Bệnh thiếu máu
Chứng mệt mỏi là dấu hiệu phổ biến của mọi dạng thiếu máu. Thiếu máu là tình trạng khi cơ thể suy giảm huyết cầu tố có nhiệm vụ vận chuyển ô xy trong mạch máu. Sự thiếu ô xy rất dễ gây ra mệt mỏi kéo dài.
Sự mệt mỏi đi kèm với hiện tưởng thở đứt quãng, chóng mặt, đau đầu, tay chân lạnh, da tái nhợt và tức ngực là những triệu chứng của bệnh thiếu máu.
Hãy đi xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân cụ thể và có cách khắc phục kịp thời.
3. Suy tuyến giáp
Mệt mỏi là một triệu chứng suy nhược của các bệnh nhân tuyến giáp, đặc biệt là những người có tuyến giáp bị suy giảm chức năng.
Tuyến giáp giúp vận hành quá trình trao đổi chất, cụ thể là phương thức cơ thể sử dụng năng lượng. Khi tuyến giáp không sản sinh đủ hóc môn, nó sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi kéo dài và giảm năng lượng trong coư thể.
Theo như một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Nội tiết châu Âu, những bệnh nhân có vấn đề với chức năng tự miễn dịch của tuyến giáp luôn có mức mệt mỏi cao hơn so với những bệnh nhân ung thư biểu mô khác.
Bên cạnh mệt mỏi, những triệu chứng suy tuyến giáp khác là sụt cân đột ngột, dão cơ, rụng tóc, da khô và dễ nhiễm lạnh. Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu trên, hãy đi gặp bác sĩ để được xét nghiệm máu và chẩn đoán bệnh trạng.
4. Bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường thường hay mệt mỏi và bị ảnh hưởng trực tiếp đến những hoạt động thường ngày.
Nguyên nhân tại sao bệnh tiểu đường gây mệt mỏi chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, đó có thể do cơ thể cần một lượng năng lượng dồi dào để xử lý những biến đổi của lượng đường trong máu, và điều này dẫn đến chứng mệt mỏi. Sự suy nhược có thể xảy ra mặc dù bạn đã ăn uống và nghỉ ngơi điều độ.
Nếu bạn bị mệt mỏi kèm theo khát và đói, đi tiểu nhiều hay sụt cân, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị đúng hướng.
5. Hội chứng đau cơ xơ hoá
Đây là một nguyên nhân phổ biến khác của chứng mệt mỏi kinh niên và tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt là ở phụ nữ. Đây là cách nói khác cử sự rối loạn cơ bắp, khớp và các mô gân.
Khi gặp hội chứng này, sự mệt mỏi thường đi kèm với cảm giác uể oải và thậm chí là thu mình trước đám đông.
Bên cạnh mệt mỏi kinh niên, các triệu chứng khác của hội chứng đau cơ xơ hoá là đau nhức cơ bắp, rối loạn giấc ngủ, hay lo lắng và buồn phiền.
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có những dấu hiện trên bởi vì tình trạng sẽ tệ hơn nếu bạn để lâu và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn.
6. Chứng xơ hoá
Đây là một loại bệnh tự miễn dịch ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương- bao gồm não bộ và tuỷ sống.
Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công mi-e-lin, lớp màng cách điện bao bọc tế bào thần kinh. Do thể trạng mà phụ nữ dễ gặp phải bệnh này hơn nam giới.
Mệt mỏi là hệ quả thường thấy của chứng xơ hoá. Tình trạng này sẽ càng tệ hơn theo thời gian, và sự nóng bức hay ẩm ướt đều có ảnh hưởng tiêu cực lên sức khoẻ người bệnh.
Một số triệu chứng khác của chứng xơ hoá là chân tay bị tê cứng hoặc yếu đi, ngứa ngáy hoặc đau nhức toàn thân, nói lắp và chóng mặt.
Bệnh này dù không có cách chữa trị nhưng có thể được cải thiện bởi việc điều trị và dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng nghiêm trọng.
7. Bệnh trầm cảm
Cảm giác chán nản có thể làm người ta cực kỳ mệt mỏi mặc dù nghỉ ngơi đầy đủ. Những người hay phiễn não thường gặp vấn đề với giấc ngủ, làm ảnh hưởng tới mức năng lượng của cơ thể.
Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của những bệnh nhân trầm cảm. Việc phiền muộn sẽ gây ra sự suy giảm sản sinh ra các chất dẫn truyền thần kinh, dẫn tới sự mệt mỏi kinh niên.
Nếu bạn không chữa trị kịp thời, trầm cảm sẽ đẩy bạn đến cảm giác không muốn sống nữa. Hãy đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ kịp thời.
8. Sốt tuyến hạch.
Sốt tuyến hạch là một bệnh truyền nhiễm gây ra chứng mệt mỏi trầm trọng. Một số triệu chứng khác là sốt, mất khẩu vi, đau nhức cơ bắp, đau họng và tuyến giáp sưng phồng.
Nêú những triệu chứng kể trên có thể biến mất trong vòng một tháng thì bệnh nhân phải chịu đựng sự mệt mỏi tới vài tháng sau đó.
Một nghiên cứu năm 2007 trên Tạp chí các bệnh truyền nhiễm đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc chứng mệt mỏi kéo dài ở sốt tuyến hạch cao gấp 5 dến 6 lần so với các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp thông thường khác.
Nếu bạn nghi ngờ mình đang bị sốt tuyến hạch, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
9. Chứng ngưng thở lúc ngủ
Đây là một loại bệnh rối loạn rất phổ biến có thể gây ra sự mệt mỏi vào ban ngày. Hiện tượng này xảy ra khi chúng ta gián đoạn hoặc ngưng thở khi đang ngủ. Điều này gây ra bởi đường thông khí ở mũi, miệng hay cổ họng bị tắc hoặc quá hẹp.
Nếu bạn đang phải chịu mệt mỏi kinh niên cùng cảm giác kiệt sức, đau đầu sau khi ngủ dậy, có thể bạn đang gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức để bảo vệ sức khoẻ của chính mình.
10. Sự mãn kinh
Phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh thường cảm thấy rất mệt mỏi. Ơs- trô-gen, pro-gét-tơ-rôn, hóc môn tuyến giáp và tuyến thượng thận có vai trò quan trọng trong việc điều tiết năng lượng tế bào cho cơ thể. Trong thời kỳ mãn kinh, lượng hóc môn biến đổi rất mạnh và gây mệt mỏi.
Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, phụ nữ rất khó ngủ và hay chảy mồ hôi trộm. Việc thiếu ngủ sẽ khiến họ kiệt sức cả ngày sau đó.
Mệt mỏi có thể đi kèm với các triệu chứng mãn kinh khác như lo lắng, mất tập trung và thiếu tự tin.
Mãn kinh sớm cũng như hiện tượng đau bụng kinh, đau nhức xướng chậu hay dạ con đều liên hệ với hội chứng mệt mỏi mãn tính. Trên thực tế, hiện tượng mệt mỏi thời kỳ mãn kinh ở nữ giới cao gấp từ 2-4 lần so với nam giới và phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi 40.