Chuyển tới nội dung

Tiểu đường, bốc hỏa, háo nước, đường ruột đầy “rác”: Hãy uống cốc nước có sẵn trong bếp

  • bởi

Đông y đánh giá rất cao nước trà mướp đắng gừng bởi sự kết hợp cân bằng, hoàn hảo. Sau khi uống, cơ thể sẽ nhanh chóng hạ nhiệt, mát mẻ, hết khát, đường ruột thông thoáng, sạch sẽ.

Đông y cho rằng, bệnh từ miệng mà ra, chữa bệnh bắt đầu từ miệng. Nhà bếp chăm sóc sức khỏe tốt hơn bệnh viện. Điều này thực sự quan trọng khi bạn biết chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh từ những cách cơ bản nhất.

Có một món đồ uống được Đông y ghi chép lại trong nhiều thư tịch, sử sách nổi tiếng, đó là Trà mướp đắng gừng tươi. Cách làm đơn giản, tác dụng hiệu quả, bạn có thể tham khảo để tận dụng những lợi ích đến từ thực phẩm tự nhiên trước khi phải dùng thuốc.

Vì sao nên uống trà mướp đắng gừng tươi?

Nguyên liệu:

  • Mướp đắng (khổ qua) 250 gram
  • 10 gram gừng tươi

Cách làm:

  1. Rửa sạch mướp đắng, cắt nhỏ, xay nhuyễn, thêm gừng trong khi xay cùng với 1 lít nước.
  2. Nấu hỗn hợp trong 15 phút rồi lọc lấy nước, uống thay trà. Mỗi lần uống khoảng 300ml, mỗi ngày uống 3 lần.

Tác dụng:

Trong sách Đông y nổi tiếng “Bản thảo cương mục” từ thời nhà Minh được danh y Lý Thời Trân viết rằng, mướp đắng có tác dụng loại bỏ chứng nóng trong, giảm mệt mỏi, làm thanh tâm sáng mắt, ích khí tráng dương…

Trong cuốn sách hướng dẫn cách ăn uống thời nhà Thanh, tác giả Vương Mạnh Anh ghi rằng, mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, loại bỏ lạnh, giảm sốt, sáng mắt, làm cho tim khỏe mạnh. Là loại trái cây có vị ngọt đắng, tính bình, nhuận tì, bổ thận.

Khi mướp đắng chín chuyển sang màu vàng đỏ, có vị đắng, tính hàn, giúp cơ thể hạ nhiệt, bổ dưỡng. Mướp đắng còn xanh có tác dụng tốt hơn nhiều so với mướp đã chín, tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất cao.

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, hàm lượng vitamin C của mướp đắng đứng đầu trong số những loại trái cây họ dưa. Các chất khác như serotonin, glutamate, alanin, vitamin B1 và ​​các thành phần khác rất phong phú.

Hoạt chất đắng dồi dào có thể thúc đẩy sự phân hủy các thành phần sinh vật hoạt tính trong cơ thể, tương tự như tác dụng của insulin, cơ thể có thể chuyển đổi và phân hủy lượng đường dư thừa thành năng lượng, giống như các loại thuốc hóa học.

Ngoài ra, mướp đắng còn có tác dụng làm hạ lượng đường trong cơ thể mà không làm tổn hại đến gan và thận, không có tác dụng phụ từ đó có tác dụng kiểm soát tiểu đường tốt. Đông y gọi mướp đắng là “insulin thực vật”.

Cần lưu ý rằng, món mướp đắng sau khi nấu chín thì tác dụng làm hạ đường huyết sẽ giảm. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên ăn sống thì sẽ có tác dụng tốt hơn.

Ngoài ra, nếu khó ăn sống hay chế biến như trên, bạn có thể thái mỏng mướp đắng, phơi khô rồi dùng để pha trà uống hàng ngày cũng có tác dụng tương tự.

Mướp đắng sau khi phơi khô thì có cảm giác sẽ đắng hơn, tính lạnh nên đun nước trà uống thì nên cho vào một lượng gừng thích hợp để nóng lạnh (âm dương) cân bằng, sẽ tốt hơn. Món đồ uống này có thể thúc đẩy đường ruột hoạt động thuận lợi hơn, phòng tránh các bệnh đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn… do nhiễm lạnh gây ra.

Lưu ý: Mướp đắng có chứa quinine, nó sẽ kích thích co bóp tử cung, gây sẩy thai, phụ nữ mang thai nên tránh.

*Theo Health/Lifetimes

Theo Trí Thức Trẻ

3.7/5 - (3 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status