Ngày 7/11, Chư tôn đức giáo phẩm Ban chứng minh, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tổ chức khánh thành Việt Nam Quốc tự – trụ sở mới của Ban Trị sự Phật giáo thành phố tại đường 3/2, quận 10. Ngôi chánh điện được xây dựng trên khuôn viên đất hơn 7.200 m do UBND TP bàn giao thêm cho BTS Phật giáo TP quản lý vào năm 2014, nhằm mở rộng và xây dựng Việt Nam Quốc tự thành một trung tâm hành chánh – văn hóa – tâm linh. Việt Nam Quốc tự được khởi công xây dựng vào ngày 12/10/2014 (nhằm ngày vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, 19/9 Giáp Ngọ), là công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo TP.HCM lần thứ IX, cũng là để kỷ niệm ngày thành lập GHPGVN (7/11/1981). Tổng kinh phí đầu tư cho dự án Việt Nam Quốc tự là 250 tỷ đồng, trong đó phần chánh điện được đầu tư với chi phí 180 tỷ.Hiện công trình khu liên hợp chánh điện – khu hành chánh văn phòng BTS, hội trường, phòng khách, nhà Tăng, tầng hầm để xe… đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Hạng mục công trình bảo tháp 13 tầng cao 63 mét cũng đang thi công xây dựng đến tầng thứ 11. Đây là công trình kỷ niệm cuộc đấu tranh bất bạo động đòi hỏi bình đẳng tôn giáo của Phật giáo diễn ra năm 1963 với sự tham gia của 13 tổ chức, hội đoàn Phật giáo. Nơi đây dự kiến sẽ tôn thờ xá lợi trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức.Hạng mục công trình quy mô 5 tầng, gồm có tầng hầm để xe, tầng hội trường, tầng khu văn phòng, tầng phòng Tăng và chánh điện thờ các Tổ sư.Mái chánh điện có nhiều tầng với nhiều hoa văn có màu vàng và nâu.Phía trước chánh điện, lầu chuông bên phải đặt Đại hồng chung do làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên – Huế tôn tạo.Quả chuông có chiều cao 2,9 m, miệng chuông rộng 1,6 m, trọng lượng 3 tấn. Hoa văn trang trí trên chuông với họa tiết thuần Việt. Trong đó nổi bật với hình ảnh cánh sen, chữ Việt Nam Quốc tự bằng tiếng Việt mang đậm phong cách trang trí văn hóa Phật giáo Việt Nam.Lầu bên trái chánh điện là chiếc trống lớn Đại cổ pháp đặt cao hơn 2 m.Hành lang hai bên chánh điện bậc tam cấp lên xuống rộng rãi.Lan can xung quanh các tầng của chánh điện được làm bằng đá với nhiều hoa văn.Các cánh cửa xung quanh chánh điện được thiết kế theo kiến trúc nhà, chùa của người Việt.Những dãy đèn được làm cách điệu với nhiều hoa văn đẹp mắt.Hội trường tổ chức các sự kiện tại tầng 1 có diện tích 730 m2, sức chứa 1.000 chỗ ngồi và hành lang mở rộng có thể chứa được 3.000 người.Hạng mục quan trọng nhất của công trình là chánh điện và nơi thờ các Tổ sư với tổng diện tích hơn 2.000 m2, có sức chứa khoảng 1.500 người.Tượng Phật tại chánh điện được tôn tạo và hoàn thiện tại chỗ, do Tăng, Ni, Phật tử miền Bắc cung tiến với kỹ thuật của các nghệ nhân làng đồng Ý Yên, Nam Định.Tượng cao 7,5 m (tính cả tòa sen), nặng 35 tấn được rót đồng vào ngày 31/10/2015.Phía trước tượng Phật là 2 cây nến có đường kính gần 40 cm, được khắc nhiều hoa văn rồng tinh xảo.Hai bên cánh điện là tượng 18 vị La Hán.Các bức tượng hai bên cửa chánh điện cũng được làm rất công phu.Trần chánh điện được thiết kế nhiều chùm hoa sen kết hợp với hệ thống đèn điện rất hài hòa.
Ngày 7/11, Chư tôn đức giáo phẩm Ban chứng minh, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tổ chức khánh thành Việt Nam Quốc tự – trụ sở mới của Ban Trị sự Phật giáo thành phố tại đường 3/2, quận 10. Ngôi chánh điện được xây dựng trên khuôn viên đất hơn 7.200 m do UBND TP bàn giao thêm cho BTS Phật giáo TP quản lý vào năm 2014, nhằm mở rộng và xây dựng Việt Nam Quốc tự thành một trung tâm hành chánh – văn hóa – tâm linh. Việt Nam Quốc tự được khởi công xây dựng vào ngày 12/10/2014 (nhằm ngày vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, 19/9 Giáp Ngọ), là công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo TP.HCM lần thứ IX, cũng là để kỷ niệm ngày thành lập GHPGVN (7/11/1981). Tổng kinh phí đầu tư cho dự án Việt Nam Quốc tự là 250 tỷ đồng, trong đó phần chánh điện được đầu tư với chi phí 180 tỷ.
Hiện công trình khu liên hợp chánh điện – khu hành chánh văn phòng BTS, hội trường, phòng khách, nhà Tăng, tầng hầm để xe… đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Hạng mục công trình bảo tháp 13 tầng cao 63 mét cũng đang thi công xây dựng đến tầng thứ 11. Đây là công trình kỷ niệm cuộc đấu tranh bất bạo động đòi hỏi bình đẳng tôn giáo của Phật giáo diễn ra năm 1963 với sự tham gia của 13 tổ chức, hội đoàn Phật giáo. Nơi đây dự kiến sẽ tôn thờ xá lợi trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức.
Hạng mục công trình quy mô 5 tầng, gồm có tầng hầm để xe, tầng hội trường, tầng khu văn phòng, tầng phòng Tăng và chánh điện thờ các Tổ sư.
Mái chánh điện có nhiều tầng với nhiều hoa văn có màu vàng và nâu.
Phía trước chánh điện, lầu chuông bên phải đặt Đại hồng chung do làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên – Huế tôn tạo.
Quả chuông có chiều cao 2,9 m, miệng chuông rộng 1,6 m, trọng lượng 3 tấn. Hoa văn trang trí trên chuông với họa tiết thuần Việt. Trong đó nổi bật với hình ảnh cánh sen, chữ Việt Nam Quốc tự bằng tiếng Việt mang đậm phong cách trang trí văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Lầu bên trái chánh điện là chiếc trống lớn Đại cổ pháp đặt cao hơn 2 m.
Hành lang hai bên chánh điện bậc tam cấp lên xuống rộng rãi.
Lan can xung quanh các tầng của chánh điện được làm bằng đá với nhiều hoa văn.
Các cánh cửa xung quanh chánh điện được thiết kế theo kiến trúc nhà, chùa của người Việt.
Những dãy đèn được làm cách điệu với nhiều hoa văn đẹp mắt.
Hội trường tổ chức các sự kiện tại tầng 1 có diện tích 730 m2, sức chứa 1.000 chỗ ngồi và hành lang mở rộng có thể chứa được 3.000 người.
Hạng mục quan trọng nhất của công trình là chánh điện và nơi thờ các Tổ sư với tổng diện tích hơn 2.000 m2, có sức chứa khoảng 1.500 người.
Tượng Phật tại chánh điện được tôn tạo và hoàn thiện tại chỗ, do Tăng, Ni, Phật tử miền Bắc cung tiến với kỹ thuật của các nghệ nhân làng đồng Ý Yên, Nam Định.
Tượng cao 7,5 m (tính cả tòa sen), nặng 35 tấn được rót đồng vào ngày 31/10/2015.
Phía trước tượng Phật là 2 cây nến có đường kính gần 40 cm, được khắc nhiều hoa văn rồng tinh xảo.
Hai bên cánh điện là tượng 18 vị La Hán.
Các bức tượng hai bên cửa chánh điện cũng được làm rất công phu.
Trần chánh điện được thiết kế nhiều chùm hoa sen kết hợp với hệ thống đèn điện rất hài hòa.