Khi trong cơ thể gặp những vấn đề bất thường, các vùng tĩnh mạch ở một số bộ phận sẽ sưng lên và nổi gân xanh rõ rệt. Nếu có những dấu hiệu này, bạn nên quan tâm càng sớm càng tốt.
Tĩnh mạch trên cơ thể có muôn hình vạn trạng khác nhau, bố trí dày đặc và chằng chịt khắp mọi nơi có thể nhìn thấy qua lớp da mỏng.
Trong thời gian qua, người bị bệnh lộ tĩnh mạch, da nổi gân xanh, tĩnh mạch vón cục càng ngày càng phổ biến. Hiện tượng tĩnh mạch nổi cục nhấp nhô lên khỏi mặt phẳng của da được xem là sự biến dạng tĩnh mạch khá nghiêm trọng.
Điều này có sự liên quan đến những bộ phận khác bên trong cơ thể, khi một bộ phận nào đó có vấn đề, tĩnh mạch chính là tín hiệu mách bạn biết bệnh.
1. Nổi tĩnh mạch ở tay
Người có gân xanh nổi nhiều lên ở bàn tay, là dấu hiệu cảnh báo trong dạ dày có chất độc, ứ máu, tụ máu, liên quan đến cách bệnh đường ruột, phân ứ đọng, bị táo bón, bệnh trĩ.
Triệu chứng thường gặp: chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, dạ dày yếu, táo bón.
Cách xử lý:
Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ, bao gồm chuối, đậu, cam và các loại trái cây rau củ khác để cải thiện tình hình.
Uống trà dâu tằm gai dầu – một vị trà đã có công thức đông y hàng trăm năm có tác dụng điều trị táo bón rất hiệu quả.
2. Nổi tĩnh mạch chân
Khi bị giãn tĩnh mạch ở vùng bắp chân, nghĩa là bạn cần phải cẩn thận bởi thông thường khi bệnh còn nhẹ sẽ không có triệu chứng đau nên dễ bị chủ quan.
Khi bệnh nặng hơn, bạn có thể cảm thấy sưng nặng chi dưới, loét, chảy máu và các triệu chứng khác.
Cách xử lý:
Khi bệnh còn nhẹ, có thể dùng hoa hồng, lá ngải để ngâm, bọc vùng lồi tĩnh mạch chân để cho mạch mềm và lặn xuống.
Khi bệnh nặng hơn bạn cần phải đến bệnh viện để thực hiện các biện pháp điều trị tổng hợp một cách kịp thời.
3. Nổi tĩnh mạch vùng đầu
Những người bị nổi tĩnh mạch ở vùng đầu cảnh báo cho bạn biết huyết áp không ổn định rất dễ dàng bị đột quỵ.
Theo các bác sĩ, khi các tĩnh mạch ở vùng thái dương phình ra, đa phần là do tăng huyết áp do gan bị dương thượng thái quá.
Khi tĩnh mạch ở vùng thái dương lồi ra và xoắn ngoằn ngoèo, nghĩa là có thể bạn đã bị xơ cứng động mạch não. Nếu tĩnh mạch chuyển sang màu tím đen thì rất dễ có nguy cơ bị đột quỵ. Những biểu hiện thường gặp: chóng mặt, nhức đầu, ong đầu, nhìn mờ và các triệu chứng khác.
Cách xử lý:
Trong tình huống này, bạn nên thường xuyên đo nhiệt độ, chú ý đến huyết áp, nếu huyết áp cao thì nên dùng thuốc hạ huyết áp kịp thời. Về lâu dài cần phải uống trà gai dầu, dâu tằm, hạt quế và các loại thảo mộc khác kết hợp để điều trị.
4. Nổi tĩnh mạch vùng cổ
Khi bạn bị tĩnh mạch nổi lồi lên ở vùng cổ, báo hiệu bạn hai tình huống: (1) chức năng tim có vấn đề, đa phần mắc các bệnh tim phổi, (2) viêm màng ngoài tim hoặc tràn dịch màng ngoài tim.
Khi xuất hiện tĩnh mạch ở cổ, nghĩa là bệnh đã rất nghiêm trọng, cần phải chú ý điều trị kịp thời, nếu không sẽ làm trì hoãn thời gian tốt nhất để can thiệp y tế.
5. Tĩnh mạch nổi ở bụng
Khi tĩnh mạch ở bụng nổi phình nhô cao hơn bình thường báo hiệu gan của bạn đang có vấn đề. Bệnh đang ở giai đoạn nghiêm trọng và rất khó để khắc phục. Các bác sĩ cho rằng đây có thể bị xơ gan, ung thư.
Trong trường hợp này, bệnh đã đến giai đoạn tiến triển nhanh, cần phải điều trị y tế rất tích cực để giảm bớt tình trạng bệnh, không nên trì hoãn thời gian tốt nhất để điều trị.
Tĩnh mạch nổi lên ở bìu
Một số nam giới khi quan sát cẩn thận, có rất nhiều tĩnh mạch nổi lên nhiều trong bìu. Đây là dấu hiệu để bạn biết đang mắc bệnh Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocele).
Đây là một nguyên nhân phổ biến của việc sản xuất tinh trùng thấp và giảm chất lượng tinh trùng. Những người bị bệnh nhẹ sẽ xuất hiện cảm giác nặng vùng đáy chậu, hơi đau và sưng nhẹ, đau lưng.
Trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của tinh trùng, dẫn đến tinh trùng bất thường hoặc vô sinh.
Chuyên gia khuyến cáo bạn nên điều trị sớm, để tránh ùn tắc kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển tinh hoàn, chức năng sinh sản. Cần phẫu thuật sớm, không nên chậm trễ hay trì hoãn điều trị.