Tắc nghẽn, xơ vữa mạch máu là nguyên nhân phổ biến gây bệnh tim, đột quỵ, đột tử. Để phòng bệnh cần phải bắt đầu từ gốc rễ, đó chính là tránh ngay những thói quen xấu gây ra bệnh.
Giáo sư tim mạch nổi tiếng Trung Quốc Lưu Huyền Trọng nói, tuổi thọ của con người dài hay ngắn đều phụ thuộc vào tuổi thọ của mạch máu . Tức là mạch máu (huyết quản) vận hành được trong bao lâu thì con người sống được tới đó. Khi mạch máu tắc nghẽn hoặc xơ cứng thì tính mạng con người sẽ bị đe dọa.
(Ảnh minh họa)
Tuổi thọ trung bình của hệ tim mạch và mạch máu não luôn tương ứng với tuổi thọ trung bình của con người. Trong khi đó, bệnh tim mạch và mạch máu não hiện là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Nếu bạn muốn giữ được sức khoẻ và tuổi thọ, nhiệm vụ quan trọng nhất là làm sao có thể duy trì được thời gian sử dụng các mạch máu càng lâu càng tốt.
(Ảnh minh họa)
Những hành vi “rút ngắn” tuổi thọ của mạch máu nhanh nhất
1. Ăn nhiều thịt cá dầu mỡ, mạch máu bị tắc một cách dễ dàng
Hàng ngày trong mỗi bữa ăn, nếu chúng ta ăn một lượng lớn các món ăn có chứa nhiều dầu mỡ hoặc thịt cá có chứa chất béo, chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ không được hấp thụ hết, chất dư thừa không thể đào thải ra ngoài, chúng sẽ tích tụ lại ở trong mạch máu.
2. Hút thuốc làm tổn thương mạch máu, 10 năm sau là khó có thể phục hồi
Ngay cả khi hút thuốc không nhiều, chứng xơ vữa động mạch cũng sẽ xảy ra khoảng 10 năm sau đó. Thậm chí, ngay cả sau khi ngừng hút thuốc, cũng phải mất 10 năm cơ thể mới có thể hoàn toàn sửa chữa các tổn thương của nội mô mạch máu do hậu quả của việc hút thuốc gây ra.
3. Ăn quá nhiều đường và muối, mạch máu sẽ trở nên nhăn nhúm, co lại
Mạch máu bình thường giống như một chiếc cốc thủy tinh trong suốt đựng nước lọc, rất trong sạch và xuyên thấu. Nhưng bạn thử hình dung, sau khi chúng ta đổ vào cốc nước đó một lượng mật ong và muối, khuấy đều lên thì cốc nước đó sẽ không còn trong nữa, mà chúng sẽ đổi thành màu đục, đậm đặc và có nhớt nhầy kết dính.
Giống với hình ảnh đó, khi chúng ta ăn thức ăn quá ngọt và quá mặn, tế bào thành mạch máu sẽ xuất hiện các nếp nhăn. Khi thành ống mạch không phẳng và trơn mượt sẽ dễ phát triển thành bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch.
4. Thức đêm quá khuya làm tăng nguy cơ kích thích các mạch máu
Khi chúng ta thường xuyên thức khuya, cơ thể (cả thể chất lẫn tinh thần) đều ở trong trạng thái căng thẳng trong một thời gian dài, chúng sẽ liên tục tiết ra hormone như adrenaline ở tuyến thượng thận, có thể gây giãn mạch bất thường, dòng máu trong cơ thể chảy chậm lại, mạch máu bị áp lực rất lớn.
5. Không tập thể dục, chất cặn bã tích tụ thành rác trong mạch máu
Nếu thiếu tập thể dục, hoặc bạn tập chưa đủ cường độ, chất thải dư thừa trong máu không thể thải ra ngoài được.
Những chất dư thừa chủ yếu trong máu như chất béo, cholesterol, đường và các chất khác sẽ tích tụ lại trong máu, khiến cho máu trở nên dày và bẩn, chúng lưu lại lâu trong các mạch máu tạo thành mảng xơ vữa động mạch, dần dần biến thành quả bom không hẹn giờ, bất kỳ khi nào cũng có thể phát nổ.
(Ảnh minh họa)
6. Vi khuẩn miệng cũng làm tổn thương các mạch máu
Vi khuẩn miệng có thể tạo ra các chất độc, xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu và làm tổn thương nội mô mạch máu. Vì vậy, chúng ta đừng coi việc đánh răng là việc nhỏ, không quan trọng. Hãy duy trì việc đánh răng ngày ít nhất 2 lần vào buổi sáng và tối.
Mỗi lần ăn uống xong nên súc miệng bằng nước sạch. Định kỳ khám răng miệng và vệ sinh cao răng, không nên bỏ qua bất kỳ một lời khuyên chăm sóc răng miệng quan trọng nào.
Giáo sư tim mạch nổi tiếng Lưu Huyền Trọng
Giải pháp thông huyết quản đầu tiên là uống đúng/đủ 3 cốc nước
Tác dụng của việc uống nước thì hầu hết chúng ta đều đã biết. Uống nước là cách tốt nhất và thực tế nhất để vượt qua các bệnh liên quan đến tắc nghẽn mạch máu, làm cho mạch máu lưu thông tốt hơn. Hãy nhớ uống ba cốc nước quan trọng sau đây.
1. Nửa giờ trước khi đi ngủ
Nửa giờ trước khi đi ngủ nên uống một cốc nước ấm. Việc này rất quan trọng và có ích cho việc làm giảm độ nhớt máu, ngăn ngừa huyết khối, máu đông cục gây tắc nghẽn mạch.
Lượng nước cụ thể cần uống là khoảng 350 ~ 50 ml, tùy từng trường hợp và đặc điểm cá nhân có thể được điều chỉnh lượng nước nhiều ít để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
2. Buổi sáng ngay sau khi thức dậy
Sau khi dậy sớm vào buổi sáng, bạn hãy nhớ uống một cốc nước ấm, uống từng miệng nhỏ nuốt từ từ, việc này có tác dụng làm loãng sự đông đặc của máu và giảm gánh nặng cho mạch máu.
3. Đêm khuya tỉnh dậy
Ngoài việc uống nước vào buổi sáng sớm và tối trước khi ngủ, nhiều người có thói quen tỉnh dậy vào giữa đêm. Trong trường hợp bạn tỉnh ngủ vào ban đêm như vậy, hãy uống ít ngụm nước ấm, cũng là cách tốt cho sức khỏe mạch máu.
Nhồi máu cơ tim thường xảy ra vào khoảng 2 giờ đêm, vì thế việc bổ sung nước trong thời gian này cũng rất quan trọng. Tốt nhất là bạn không nên uống nước lạnh, vì có thể dễ làm cho bạn tỉnh lại, khó quay lại với giấc ngủ.
(Ảnh minh họa)
Theo Health/Sohu, Thời báo sức khỏe
Theo Soha
“>