Dưới đây là 7 chiến lược phòng ngừa cũng như kiểm soát các triệu chứng đau đớn do ung thư đại tràng gây ra như tiêu chảy, đi phân ra máu, buồn nôn…
Ung thư đại tràng hay còn gọi là ung thư đại trực tràng (hay còn gọi là ung thư trực tràng, ung thư ruột kết) là một trong những loại ung thư phổ nhất chiếm đến 15% các trường hợp ung thư ở một số quốc gia.
Trong vài thập kỷ gần đây, tế bào ung thư được phát hiện nhiều hơn ở đại tràng (ruột già) ở cả nam giới và phụ nữ. Tại Mỹ, đây là căn bệnh phổ biến thứ 3 và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ tuyên bố, khoảng 1/20 người Mỹ sẽ phát triển ung thư đại tràng tại một số thời điểm trong cuộc đời. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tỷ lệ mắc ung thư đại tràng ngày càng tăng ở các đối tượng trẻ tuổi, trong khi chỉ có 5% các trường hợp mắc bị di truyền, còn lại đều liên quan đến lối sống.
TS Mỹ Josh Axe
Dấu hiệu sớm của ung thư đại tràng có thể là đau bụng, đi tiêu ra máu trong phân – mặc dù một số chứng bệnh cũng có thể gây ra triệu chứng tương tự này.
Nếu bệnh được chẩn đoán trong giai đoạn sớm, người bệnh có nhiều khả năng được chữa khỏi.
Các nghiên cứu về tỷ lệ sống sót của ung thư đại tràng cho thấy, khoảng 80-90% những người được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm có khả năng sống sót tối thiểu 5 năm kể từ khi được chẩn đoán.
Điều đáng buồn là, nếu bệnh đã tiến triển đến giai đoạn 3 hoặc 4, từ 11-53% ca bệnh sống sót dưới 5 năm.
Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm thường không không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Tuy nhiên, một khi bệnh đã tiến triển, các triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm thay đổi hình dạng phân, sự cân bằng chất lỏng, cách thức chất dinh dưỡng được hấp thụ cũng như sự hoạt động của các bộ phận khác.
Một số người mắc ung thư đại tràng thường phải trải qua triệu chứng đau bụng. Bệnh càng phát triển đến giai đoạn sau, các cơn đau càng trở nên trầm trọng hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày.
Các triệu chứng ung thư đại tràng phổ biến nhất bao gồm:
– Đau bụng, chuột rút bụng, chướng hoặc hoặc khó chịu
– Thay đổi thói quen nhu động ruột, xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, khoảng cách đi tiêu cách xa hoặc thu hẹp. Những triệu chứng này ảnh hưởng đến hầu hết bệnh nhân tùy theo giai đoạn mắc bệnh và có thể kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn.
– Đi tiêu phân có máu cũng là triệu chứng thường thấy của chảy máu ruột già. Phân cũng có thể có màu đen tối hoặc cứng như đá dù không có máu.
– Mệt mỏi và đuối sức
– Buồn nôn và nôn mửa
– Chán ăn, giảm cân
– Thiếu máu gây mệt mỏi, suy nhược và sưng phù não
– Vàng da, vàng mắt
7 nguyên tắc giảm đau đớn do các triệu chứng ung thư đại tràng
Tin đáng mừng là ung thư đại tràng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống hàng ngày. Dưới đây là 7 chiến lược phòng ngừa cũng như kiểm soát các triệu chứng đau đớn do ung thư đại tràng gây ra như tiêu chảy, đi phân ra máu.
1. Tăng cường tiêu thụ chất xơ và chất chống oxy hóa
Ăn các thực phẩm gây cơ chế viêm và nghèo giá trị dinh dưỡng có liên quan đến nguy cơ ung thư ruột già, bao gồm các loại thực phẩm như thịt đỏ và các loại thịt chế biến. Thậm chí, khi các loại thịt này được đun nấu ở nhiệt độ rất cao như nướng hoặc rang còn gây nguy hại nhiều hơn.
Một nghiên cứu tháng 11/2017 được đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) đã tìm ra bằng chứng cho thấy, việc tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống giúp cải thiện tỷ lệ sống sót ở bệnh nhân ung thư đại tràng.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, cứ mỗi 5 gram chất xơ nạp vào mỗi ngày có khả năng giảm 22% nguy cơ tử vong do ung thư đại trực tràng và 14% nguy cơ tử vong do các nguyên nhân khác.
(Ảnh minh họa)
TS Mỹ Josh Axe cũng liệt kê một số thực phẩm giàu chất xơ nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày để phòng ngừa ung thư đại tràng gồm: Quả bơ, quả mọng, táo và lê, cùi dừa, atiso, đậu bắp, đậu xanh, khoai lang, củ cải, hạnh nhân, óc chó, hạt lanh, hạt chia, các loại ngũ cốc nguyên hạt như quinoa, gạo nâu, kiều mạch, yến mạch…
Ngoài ra còn có những loại thực phẩm chống ung thư khác giúp giảm viêm và cải thiện sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng bao gồm các loại rau lá xanh, rong biển, các loại thảo mộc tươi và gia vị như nghệ, gừng, hung quế, rau mùi tây, tỏi; Trái cây có múi như cam, quýt; Nấm, cà rốt, ớt chung.
Bên cạnh đó, các loại thịt hữu cơ, cá hoang dã, trà xanh, ca cao, dầu oliu và dầu dừa cũng rất hữu ích.
2. Duy trì trọng lượng khỏe mạnh
Nếu bạn có tiền sử bị ung thư đại tràng, việc giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh có thể giúp ngăn ngừa bệnh tái phát. Thừa cân hoặc béo phì có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư đại tràng và ung thư trực tràng, đặc biệt là ở những người trưởng thành béo phì.
Bạn có thể duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách giảm cân hoặc áp dụng chế độ ăn uống gồm các thực phẩm chống viêm, kiểm soát căng thẳng, ngủ đủ giấc và thường xuyên tập thể dục.
(Ảnh minh họa)
3. Thực hiện lối sống thường xuyên hoạt động và tập thể dục đầy đủ
Những người hoạt động thể chất nhiều hơn có khả năng phòng vệ ung thư đại tràng cũng như cải thiện sức khỏe thể chất tổng thể tốt hơn.
Các nghiên cứu cho thấy, tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm ung thư đại tràng từ 40-50%. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất cũng rất hữu ích đối với bệnh nhân ung thư đại tràng trong giai đoạn hồi phục vì nó giúp làm giảm căng thẳng, trầm cảm và lo lắng.
Tập thể dục còn giúp giảm viêm, cải thiện hệ tuần hoàn, tăng cường chức năng hệ miễn dịch và giúp bạn kiểm soát cân nặng khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 – yếu tố nguy cơ có liên quan đến ung thư đại tràng cao hơn.
4. Hạn chế uống rượu và bỏ thuốc lá
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người uống nhiều rượu và hút thuốc lá có nguy cơ tử vong vì ung thư đại tràng cao hơn so với những người uống rượu vừa phải và không hút thuốc lá.
Giữ mức tiêu thụ rượu vừa phải bằng cách không uống nhiều hơn 2 ly mỗi ngày với nam giới, hoặc 1 ly đối với phụ nữ. Để thực hiện cai nghiện thuốc lá thành công, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những phương pháp can thiệp hữu ích, hoặc nhờ sự tư vấn của các nhà trị liệu, tham gia chương trình cai thuốc lá trực tuyến.
5. Xử lý các vấn đề sức khỏe cơ bản
Những người có tiền sử bệnh viêm ruột (IBD), bao gồm viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn có thể phát triển chứng loạn sản, khiến cho các tế bào trong lớp lót ruột thành ung thư theo thời gian. Do vậy, nếu bạn có tiền sử mắc bệnh nào liên quan đến ruột già, hãy đi khám sức khỏe thường xuyên và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp ngăn ngừa bệnh IBD bằng cách:
– Thực hiện chế độ ăn uống trị liệu
– Giảm viêm trong cơ thể
– Kiểm soát căng thẳng
– Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
– Sử dụng các chất bổ sung như canxi, vitamin D, probiotic và dầu cá omega-3
– Ngăn ngừa sự thiếu hụt chất dinh dưỡng
– Hạn chế các thực phẩm có hại như thực phẩm chứa gluten, caffeine và rượu bia
6. Kiểm soát chứng chảy máu trực tràng
Nếu bạn bị chảy máu trực tràng, cách tốt nhất để kiểm soát là ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm táo bón, bao gồm các loại rau xanh, đậu, bí, tránh các loại tinh bột tinh chế, các sản phẩm từ sữa, cồn, caffeine và thực phẩm chiên.
Nếu bạn bị bệnh trĩ, hãy dùng các loại sản phẩm làm sạch từ tự nhiên không chứa chất hóa học, cồn hoặc hương thơm.
(Ảnh minh họa)
7. Phòng trị các chứng tiêu chảy, táo bón và buồn nôn
– Uống đủ nước trong ngày. Ngăn ngừa tình trạng mất nước sau khi tập thể dục, khi bị ốm hoặc thời tiết thay đổi.
– Tránh ăn quá no, tránh ăn nhiều chất béo.
– Ăn đủ lượng chất xơ.
– Nếu bạn bị táo bón hãy thử các thực phẩm và đồ uống có chức năng nhuận tràng tự nhiên, bao gồm: nước chanh, lô hội, hạt chia, hạt lanh, rau lá xanh, các loại thực phẩm giàu probiotic, nước dừa…
– Kết hợp các hoạt động giảm căng thẳng hàng ngày như yoga, thiền định, đọc sách, đi dạo bên ngoài…
– Nếu bạn bị buồn nôn có thể nhấm nháp trà thảo dược, trà gừng hoặc dùng tinh dầu.
*Theo DrAxe
Theo Trí Thức Trẻ/Soha
“>