Người đàn ông: “Không phải vậy sao thưa sư phụ, người khác than khổ nhiều nhất chỉ cần ba ngày ba đêm, con than khổ có thể phải cần 3 năm lận đó!”
Sư phụ: “Đó là cái khổ của lúc nào?”
Người đàn ông: “Dạ, vào mấy năm trước… ”
Sư phụ: “Vậy chẳng phải đã qua rổi sao? Tại sao còn bám giữ không buông?”
Sư phụ dừng lại một lúc lại hỏi: “Phân của con có thối không hả?”
Người đàn ông: “Đương nhiên rất thối rồi!”
Sư phụ: “Nếu vậy, bây giờ phân đó đang ở đâu vậy?”
Người đàn ông: “Đi xong là xả sạch luôn rồi.”
Sư phụ: “Tại sao con không gói nó lại bỏ nó trên người con? Gặp được ai cũng lấy ra nói với người ta: “Tôi từng bị thứ này làm tôi thối”?
Người đàn ông: “Điều đó thật ghê tởm quá!”.
Sư phụ: “Đúng vậy! Khổ nạn cũng giống như vậy, nó đã là quá khứ rồi. Nhớ lại và than khổ cũng giống như là mang phân ra cho người khác xem, vừa thối mình lại vừa thối luôn người khác, con hiểu chưa hả?”
Người đàn ông: “Con hiểu rồi!”
Sư phụ: “Vậy sau này con còn muốn than khổ nữa không?”
Người đàn ông: “Không muốn nữa!”
Sư phụ: “Nhớ kỹ, càng than khổ càng khổ, càng oán trách càng oán.”
Nếu như bạn cứ sống mãi trong thời gian của quá khứ, vậy bạn sẽ không có niềm vui
Phật gia giảng: Sống trong đời, người đến với người là bởi do duyên nợ. Không có duyên đã không gặp, thiện duyên hay ác duyên là bởi nợ nần từ kiếp trước. Làm người mà không thấu hiểu cái lẽ ấy thì suốt đời oán hận trách móc người nào không đối tốt với mình. Đem mối hận trong lòng nên tâm không lúc nào được yên vui, thanh thản.
Kỳ thực nếu như không phải kiếp trước đã từng đối xử không tốt với họ, thì nhất định kiếp này đã không gặp họ để trả mối nợ ấy. Trời đất vốn công bằng nhưng con người vì không thấy nên không tin, cứ than thân trách phận, oán hận cả đất trời. Chẳng phải suốt đời sống trong mê mà không ngộ sao.
Châu Yến biên dịch