Chuyển tới nội dung

Cách Chữa Ốm Nghén Hiệu Quả Tại Nhà

  • bởi


Cách chữa ốm nghén hiệu quả cho bà bầu. Trong thời gian đầu mang thai, nhiều phụ nữ thường xuyên buồn nôn hoặc nôn, thường được gọi là ốm nghén. Đối với nhiều người, nó xảy ra vào buổi sáng hoặc cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày.

Những nguyên nhân gây ra ốm nghén, chẳng hạn như mùi các loại thực phẩm, mệt mỏi, lo lắng, hay thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất.

Ốm nghén là vấn đề rất bình thường và không có gì phải lo lắng cả. Bạn có thể chống lại cơn buồn nôn và ói mửa với một số phương pháp điều trị đơn giản có sẵn trong tự nhiên.

Dưới đây là 10 cách chữa ốm nghén hiệu quả nhất.

1. Chanh

Các tác dụng làm dịu tự nhiên trong nước chanh là một cách tuyệt vời để giảm chứng buồn nôn khi mang thai. Bạn có dùng các cách chữa ốm nghén với nước chanh như sau:

Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, hòa 1 thìa nước chanh cùng 1 thìa nước ép lá bạc hà, ½ thìa nước gừng  và 1 thìa mật ong để uống 2-3 lần một ngày.

Cách khác, hòa một thìa nước chanh, 1 thìa nước ép lá bạc hà cùng một ít đường để uống 3 lần trong ngày.

Vắt một quả chanh tươi vào một cốc nước. Uống nước này mỗi buổi sáng để giảm buồn nôn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn vài lát chanh tươi hoặc ăn các loại kẹo có vị chanh. Thậm chí mùi vỏ chanh tươi cũng có tác dụng ngăn cản các triệu chứng của ốm nghén.

2. Gừng

Củ gừng tươi chứa các thành phần được gọi là Gingerols và Shogaols giúp chữa buồn nôn hiệu quả.

Cho 5, 6 giọt nước ép gừng vào 1 thìa mật ong. Uống từ từ dung dịch này ngay lúc vừa thức dậy buổi sáng.

Một cách chữa ốm nghén khác, đun một ít gừng đã giã nát cùng 2 cốc nước cho đến khi nước bay hơi còn một nửa. Để nguội và thêm 1 thìa mật ong. Uống vào mỗi buổi sáng.

Bạn có thể uống trà gừng bằng cách cho ½ thìa bột gừng vào một cốc nước sôi. Để 10 phút. Lọc lấy nước và uống từ từ . Phụ nữ có thai không nên uống quá 3 lần 1 ngày.

Ngậm một lát gừng hay nhai một viên kẹo gừng cũng có thể chữa nhanh triệu chứng buồn nôn.

3. Lá Cà Ri

Nước ép từ lá cà ri, kết hợp với nước côt chanh và đường được dùng như một loại thuốc đặc trị chứng buồn nôn và nôn ọe do ốm nghén.

Giã 15 lá cà ri để lấy nước.

Thêm hai muỗng cà phê nước cốt chanh tươi và một muỗng cà phê mật ong hoặc đường và khuấy đều.

Uống nước này hai hoặc ba lần một ngày.

4. Bạc Hà

Các thành phần gây mê trong bạc hà làm ổn định dạ dày và do đó giúp giảm buồn nôn. Các cách trị ốm nghén bằng bạc hà:

Hãy làm một tách trà bạc hà bằng cách cho một nhúm lá bạc hà vào một cốc nước sôi. Hãy để nó trong 10 phút và sau đó lọc lấy nước. Nếu muốn, bạn có thể thêm một ít đường hoặc mật ong. Nhấm nháp trà từ từ.

Một cách khác, bạn có thể cho một vài giọt dầu bạc hà lên một  miếng vải để ngửi. Hoặc ngậm kẹo bạc hà cũng rất hiệu quả cho việc chống buồn nôn khi mang thai.

5. Cây Thì Là

Các hạt cây thì là có hương vị thơm và khá giống với cam thảo cũng có thể được sử dụng để làm dịu dạ dày và hồi phục nhanh các triệu chứng từ ốm nghén. Các thành phần gây mê có trong hạt cây thì là giúp chống lại cơn buồn nôn. Cách chữa ốm nghén bằng hạt thì là:

Nhai một thìa cà phê hạt thì là sau bữa ăn để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa.

Bạn cũng có thể uống trà thì là. Cho một muỗng cà phê hạt thì là nghiền nát vào một cốc nước sôi. Hãy để nó ngấm trong một vài phút, rồi lọc lấy nước. Thêm một vài giọt nước cốt chanh tươi và một muỗng cà phê mật ong trước khi uống.

6. Pho Mát

Trong quá trình mang thai, hãy ăn nhiều thực phẩm chứa protein vì nó giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các loại thực phẩm giàu protein sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của ốm nghén, đặc biệt là khi bạn đang thèm nhiều tinh bột.

Pho mát là một lựa chọn tốt nếu bạn cảm thấy bạn có thể nôn mửa nếu ăn bất cứ thứ gì khác. Bạn có thể làm món salad phô mai đơn giản cùng với trái cây tươi hoặc rau quả hoặc dùng nó trong các bữa ăn chính. Ngoài ra, nên ăn một ít pho mát hoặc bữa ăn nhẹ giàu Protein khác trước khi đi ngủ.

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status