Chuyển tới nội dung

9 điều không thể chờ đợi trong đời, đọc mà thấm

  • bởi

Đời người thực ra rất ngắn ngủi, nhiều người cứ tưởng mình còn rất nhiều thời gian nên cứ chần chừ lưỡng lự mãi, nhưng liệu bạn có biết được rằng thời gian còn lại là bao nhiêu?

Đời người có rất nhiều việc bỏ lỡ, không kịp vãn hồi. Những tình cảm không kịp nói nên lời, những người thân, bạn bè lâu ngày không liên lạc, thậm chí là việc chăm sóc sức khỏe của chính mình… rất nhiều người đều vô tình lãng quên.

1. Đừng đợi đến “trước khi ra đi” mới nhận ra phải “yêu cuộc đời”

Yêu đời cũng chính là yêu mình. Một người phải biết trân quý sinh mệnh của chính mình thì mới có thể sống một cuộc đời hạnh phúc. Một người ngay cả chính bản thân mình cũng muốn ruồng bỏ, hỏi người ấy sẽ sống bất hạnh ra sao?

hạnh phúc

Đời người giống như một con sông dài, khi thì gió yên bể lặng, khi lại ồn ào dậy sóng, nhưng đó chính là một phần trong dòng chảy lớn, tuy sóng gió nhưng hòa hợp. Vì vậy, khi gặp khó khăn trắc trở như thế nào trong cuộc sống, hãy mỉm cười bước qua, ngã rồi thì vựng dậy đứng lên, tiếp tục đi tiếp con đường phía trước, bạn sẽ thấy một khoảng trời rộng lớn mở ra trước mắt và sẽ cảm nhận được rằng “Cuộc đời vẫn đẹp sao”.

2. Đừng đợi đến khi “bị bệnh” rồi mới ý thức được “sức khỏe quan trọng”

Sức khỏe là điều vô giá trong cuộc đời mà chúng ta dù có nhiều tiền cách mấy cũng khó có thể mua hay lấy lại được. Thường thì khi còn trẻ, người ta bán sức khỏe và thời gian để lấy tiền, để rồi khi về già người ta lại đổi tiền bạc để tìm lại sức khỏe. Đến khi cuối đời, người ta có cả tiền và thời gian nhưng lại không còn sức khỏe.

3. Đừng đợi đến khi “chia xa” rồi mới hối hận không “quý trọng tình cảm”

Con người ta khi sống gần cạnh nhau thì không biết quý trọng nhau, tranh tranh đấu đấu làm tổn thương nhau, khiến thân tâm mỗi người thật mệt mỏi. Chỉ đến lúc chia xa, người ta mới cảm thấy tiếc nuối và giật mình nhận ra rằng lâu nay mình đã không biết quý trọng tình cảm. Nhưng có thể đã muộn rồi…

Có câu rằng: “Hãy trân trọng những gì mình đang có, đừng để mất đi rồi mới thấy hối tiếc”.
4. Đừng đợi đến khi “cô đơn” rồi mới nhớ đến “bạn bè”

Nhà văn Mỹ nổi tiếng Emerson từng nói rằng bạn bè là gia vị của cuộc sống, cũng là thuốc giảm đau của cuộc sống.

Đời người chỉ cần một người bạn tốt. Mỗi khi cô độc, khi vấp ngã, sụp đổ, bạn bè chính là chỗ dựa tinh thần và là thính giả trung thành nhất, họ sẽ ở bên cạnh bạn những lúc bạn cần.

Tình bạn vốn là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng được trân trọng. Một người có thể có rất nhiều bạn tuy nhiên không phải ai cũng có một người bạn thân hay một tình bạn chân thành. Vì vậy, hãy biết trân quý tình bạn!

“Tình bạn có thể vượt qua hầu hết mọi thứ và phát triển trên mảnh đất cằn cỗi, nhưng nó cần thỉnh thoảng bồi phủ một chút với thư từ và các cuộc điện thoại và những món quà nhỏ bé ngớ ngẩn để nó không chết khô”.
– Pam Brown
5. Đừng đợi đến khi người khác “chỉ ra” thì mới biết bản thân “đã sai”

“Nhân vô thập toàn”, đời người ai chẳng đã từng làm những việc sai trái. Tuy nhiên, biết “nhận sai” và sửa sai không có mấy người làm được.

Thật ra, dũng cảm kiểm điểm và thừa nhận khuyết điểm của bản thân hoàn toàn không có ai cười nhạo bạn cả, mà ngược lại, bạn sẽ được người khác tôn trọng và yêu quý nhiều hơn.

6. Đừng đợi đến khi có người “khen ngợi” thì mới “tin tưởng chính mình”

Mỗi cá nhân đều có ưu điểm và sở trường riêng, nếu bạn không tin vào khả năng của mình thì bạn sẽ thất bại, tự tin là chìa khóa của thành công.

“Nếu bạn nghe một tiếng nói từ bên trong bảo rằng ‘bạn không thể làm’, thì hãy cố làm bằng bất cứ giá nào, và tiếng nói đó sẽ im lặng”.

Đừng đợi đến khi người khác khen ngợi thì bạn mới tin rằng bản thân thật sự làm được, vì thời gian sẽ không quay trở lại.

7. Đừng đợi đến khi “có chức vị” rồi mới “nỗ lực làm việc”

Có người cả đời luôn cứ chờ đợi công việc như ý đến rồi mới nỗ lực làm việc, đợi đến bạc đầu mới hối hận vì sự cố chấp của mình. Bởi vì thế giới thật sự rất phong phú, chỉ cần bạn chịu cố gắng thì đâu đâu cũng có công việc vừa ý bạn.

Cuộc đời không có kiểu mẫu cố định, mọi thứ đều nằm ở cách mà bạn muốn tạo ra.

8. Đừng đợi đến khi “thất bại” mới nhớ đến “lời khuyên” của người khác

“Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Người ta luôn thích nghe những lời nịnh nọt lọt tai mà bỏ ngoài tai những lời khuyên ngăn của người khác.

Thường thì người quân tử hay nói lời ngay thẳng, can ngăn. Còn ai mà hay a dua tâng bốc thì chính là kẻ tiểu nhân nịnh bợ, chuyên tìm cách đoán ý và dùng lời nói để lấy lòng người khác.

Vì vậy, cần chú ý lắng nghe cả những lời khuyên ‘không lọt tai’ của người khác, có thể đó mới là điều tốt nhất cho bạn. Đừng để lúc sa cơ vấp ngã rồi mới nhận ra sai lầm.

9. Đừng đợi “gia tài dư dả” rồi mới chuẩn bị “cho đi”

“Tặng hoa cho người, tay ta sẽ lưu lại dư hương”. ‘Cho đi’ và ‘xem việc giúp đỡ người khác là niềm vui’ chính là mỹ đức của đời người.

Một số người cho rằng, phải có điều kiện, có tiền bạc mới có thể giúp đỡ người khác, mới có thể cho đi. Nhưng kỳ thực, ngay cả khi chúng ta không có những thứ vật chất ấy, chúng ta vẫn có thể cho đi một cách rất ý nghĩa và hữu ích.
Đôi khi chỉ một lời nói động viên khích lệ, một cái nhìn hay một nụ cười ấm áp là chúng ta đã có thể chuyển một người buồn thành một người vui vẻ. Thậm chí chỉ bằng những cử chỉ nhỏ ấy, chúng ta đã có thể cảm hóa được một người ác thành người lương thiện hơn.

“Hãy cứ cho đi, bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn thế”.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status