Có một câu ngạn ngữ nổi tiếng rằng “Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi”. Đời là vậy, bạn làm gì cũng sẽ có người thắc mắc, nói không, phủ định, ngăn cản. Nhưng đời người ngắn lắm, hơi đâu để mãi đi làm hài lòng miệng thế gian…
Câu chuyện thứ nhất: Con ếch
Có một đàn ếch thi xem ai có thể leo lên đỉnh của một cái tháp. Trò chơi bắt đầu, một nhóm ếch nhìn thấy tháp cao chót vót liền đưa ra nhiều ý kiến: “Thật sự quá là khó! Chúng ta chắc chắn không thể làm được!”,” Ngọn tháp quá cao! Chúng ta làm sao mà thành công được chứ! ” Nghe thấy vậy, nhiều con ếch đã bỏ cuộc.
Nhìn những con ếch vẫn tiếp tục leo lên, những con ếch ở dưới tiếp tục nói: “Thật sự là quá khó! Không một ai có thể trèo lên đỉnh tháp đâu …” Cứ như vậy hết lời này đến lời khác, càng ngày càng nhiều con ếch bỏ cuộc.
Nhưng có duy nhất một con ếch đã trèo lên được đỉnh tháp. Tất cả những con ếch khác đều muốn biết, vì sao mà nó có thể làm được như vậy? Cuối cùng tất cả cùng hỏi con ếch đó lí do thắng cuộc, hóa ra nó là một con ếch bị điếc!
Đạo lý: Chúng ta không nên vì những câu phê bình, những câu nói tác động của người khác mà bị ảnh hưởng. Đừng vì một vài lời nói mà buông bỏ những cố gắng mình đang thực hiện.
Câu chuyện thứ 2: Món quà cho người ăn xin
Ngày xưa, có hai người ăn xin đã nhận được món quà: một chiếc cần câu và một rổ cá lớn. Một người lấy rổ cá lơn và một người còn lại thì đã lấy chiếc cần câu, sau đó hai người chia tay nhau rời đi.
Người lấy rổ cá dùng gỗ khô để đốt lửa và nấu cá, anh ăn lấy ăn để, chỉ trong nháy mắt, ngay cả nước nấu cá cũng bị anh ta húp hết. Không lâu sau, anh ta chết vì đói ở bên cạnh rổ cá không.
Người ăn xin còn lại thì tiếp tục chịu đói, cùng với chiếc cần câu khó khăn đi tới biển, nhưng khi nhìn thấy biển xanh không còn xa, thì chút sức lực cuối cùng của anh ta cũng không còn nữa. Anh ta chỉ có thể rời bỏ thế giới với vô vàn hối tiếc.
Lại có hai người ăn xin, họ cũng nhận được một chiếc cần câu và một rổ cá lớn.
Chỉ có điều họ đã không đi theo con đường riêng của mình, mà đã đồng ý cùng nhau tìm ra biển. Mỗi lần họ chỉ nấu một con cá và sau một chuyến đi dài, họ đã ra biển.
Kể từ đó họ bắt đầu cùng nhau đánh cá qua ngày. Vài năm sau đó, họ xây được một ngôi nhà, có gia đình, con cái và có thuyền đánh cá của riêng mình, sống một cuộc sống hạnh phúc và an lành.
Đạo lý: Người chỉ quan tâm đến những lợi ích trước của mình sẽ chỉ nhận được một niềm vui ngắn ngủi. Người có một mục tiêu lâu dài, nhưng lại không có khả năng đáp ứng cuộc sống trước mắt thì cũng sẽ thất bại.
Chỉ bằng cách kết hợp lý tưởng và thực tế hiện tại thì mới có khả năng thành công.
Câu chuyện thứ 3: Nồi cơm bẩn
Khi một học sinh của Khổng Tử đang nấu cháo, anh ta phát hiện có một thứ bẩn nào đó đã rơi vào nồi cháo. Anh ta vội vàng dùng muỗng múc nó ra, nhưng đột nhiên anh ta nghĩ, có một hạt cơm hạt gạo cũng không dễ dàng gì.
Vì vậy, anh ta đã ăn nó. Đúng lúc đó Khổng Tử bước vào bếp, nghĩ rằng anh ta đang ăn vụng, liền giảng dạy lại cho anh ta. Sau khi nghe lời giải thích của anh ta, mọi người đều rất bất ngờ, Khổng Tử cảm động nói: Đến tận mắt ta nhìn thấy còn không chắc là sự thật, huống hồ là những lời đồn thổi?
Đạo lý: Để tìm ra sự thật của vấn đề, không nên chỉ nghe thông tin rồi phán đoán. Phải tự mình đi tìm hiểu mới rõ ngọn nguồn của vấn đề.