Chuyển tới nội dung

Câu hỏi 61: Xoa tượng, nhét tiền vào trong tay tượng. Câu hỏi 62: Tu tập như thế nào gia đình hạnh phúc

  • bởi

Câu hỏi 61: Xoa tượng, nhét tiền vào trong tay tượng

Con bạch Thầy! Con thấy những người đi lễ họ cứ xoa tượng rồi nhét tiền vào trong tay tượng vậy họ làm như vậy có đúng không ạ?

Trả Lời:

Nếu chúng ta xoa thân các ngài với tâm tôn kính thì không có lỗi gì cả, mà còn được phước. Còn nhét tiền vào tay vào người tôn tượng thì không nên làm như vậy. Bởi vì đồng tiền qua tay người này người kia rồi để những chỗ lung tung không được trong sạch thì không nên nhét lên tượng. Ở chùa có hòm công đức thì các Phật tử nên để vào hòm là tốt nhất, chứ không phải là nhét lên tượng các Ngài mới chứng, các Ngài chứng là chứng nơi tâm chứ không phải là mình cho các Ngài xem các Ngài mới chứng.

Câu hỏi 62: Tu tập như thế nào gia đình hạnh phúc

Con bạch Thầy! Con là Phật tử đã quy y, con có chồng đã đi ngoại tình mười năm nay. Con hiểu đây là luật nhân quả nên con đã làm lễ cầu siêu cho oan gia trái chủ cho chồng con. Nhưng chồng con vẫn không thay đổi dù rằng con đã khuyên anh nhiều và nhẫn nhịn tất cả để yên vui gia đình. Nay con xin Thầy giải đáp cho con là phải tu tập như thế nào để hồi hướng cho chồng con nghĩ lại để cho gia đình cho con hạnh phúc?

Trả Lời:

Như chúng ta đã biết, chuyện vợ chồng trăm nhà thì đâu có được cả trăm nhà hạnh phúc. Có những khi vợ chồng là cái nợ, có những cặp vợ chồng là cái duyên nó có thể là tốt nhưng khi sống với nhau không tu dưỡng tốt thì lại là khổ. Còn mắc nợ nhau thì đến với nhau là đã khổ rồi và suốt cả đời hành khổ nhau. Vợ chồng thường là có những duyên nghiệp với nhau từ đời trước, gặp nhau là liền mến nhau ngay mà người ta thường gọi là “tiếng sét ái tình”. Thầy biết một cô Phật tử ở Hà Nội có một cậu con trai đi nước ngoài học nhưng lại yêu một cô nông thôn rất là xấu. Không biết như thế nào về cứ nằng nặc bắt bố mẹ phải cưới bằng được, bố mẹ tìm hiểu gốc gác của cô gái này biết là không môn đăng hậu đối với nhà mình nên kiên quyết không cho cưới. Cậu con trai thì khăng khăng nếu không cho con cưới thì sẽ tự vẫn, cuối cùng đành phải cưới. Cưới được mấy tháng thì không biết tại sao lại khăng khăng đòi bỏ. Chúng ta thấy vợ chồng đúng là duyên nợ. Có những cặp vợ chồng nợ nhau chưa trả hết nợ suốt ngày đánh nhau, chửi nhau mấy trận thế nhưng bỏ nhau không được. Chỗ này còn có một cái nữa đó là mắc oan gia trái chủ. Oan gia trái chủ tức là đối tượng bên ngoài oán kết với vợ chồng mình nó đến để phá hạnh phúc gia đình. Và ngay cả những vong thai nhi của mình nó cũng phá hạnh phúc của mình. Một đằng là oan gia trái chủ nếu mà giải được thì nó hết. Còn một đằng là do nghiệp duyên thì phải tu tập, phải nhẫn nhục nhưng nếu định nghiệp nặng, ví dụ như trong tiền kiếp mình đi cướp chồng của người khác làm cho chồng con họ tan nát thì kiếp sau định nghiệp với mình cũng phải như thế chồng mình sẽ bị mất sẽ bỏ mình, cái đó thật khó chuyển vậy mình phải nhẫn chịu thôi. Thưa các Phật tử đức Phật Ngài có nói: Ta cũng không chuyển được định nghiệp của chúng sinh. Có những người lên chùa kêu với Thầy là con khổ lắm Thầy cũng rất thương nhưng Thầy biết làm sao bây giờ vì tiền kiếp làm khổ người bây giờ quả báo đến thì mình phải chịu thôi. Chứ nói rằng ngày xưa con làm khổ người nhưng bây giờ con đi theo Phật được một tí thì con hết khổ ngay thì không còn nhân quả nữa, nhân quả là rất công bằng. Trong Kinh Phật có kể một câu chuyện như thế này: ở Ấn Độ có một ông vua đã lâu rồi mà không có con, ông thiết tha lập một trai đàn rất lớn cầu sinh con. Ông thỉnh Phật và chúng Tăng đến cung, ông nguyện nếu Phật mà dẵm lên tấm thảm bằng vàng này thì nhất khoát con sẽ có con. Rồi ông cho sứ giả vào thỉnh Phật và chúng Tăng vào thọ trai nhưng Phật quán thì biết nghiệp duyên của ông vua này như thế nào. Khi Phật vào hoàng cung đến tấm thảm đó thì Ngài đứng lại, ông ra thiết tha lạy Phật và thỉnh Ngài bước lên tấm thảm này, ông thỉnh ba lần nhưng Phật vẫn đứng im. Rồi Ngài nói: Ta không thể bước lên tấm thảm này vì bệ hạ có thầm nguyện nếu Phật bước lên tấm thảm này thì bệ hạ sẽ sinh con trai. Nhưng định nghiệp của bệ hạ không thể có con được. Và câu chuyện ông vua Lưu Ly đem quân sang đánh dòng họ Thích Ca, đức Phật ba lần hiện thân ra ngăn cản nhưng đến lần thứ ba Ngài biết đây là định nghiệp không thể tránh. Ngài Mục Liên thương quá nên dùng thần thông đưa một số người vào bình bát của mình bay lên hư không rồi bạch Phật con đã cứu một số người của giòng họ Thích an toàn. Nhưng Phật nói: ông thử mở bát ra xem thử, khi mở ra thì chỉ còn lại một bát máu. Vậy thì trong vô lượng kiếp luân hồi mình đã lỡ gây ra những định nghiệp xấu, ác những nhân khổ thì kiếp này mình phải chấp nhận phải trả. Lấy khổ đấy để tu chứ Phật cũng muốn mình không khổ. Phật tử trên đã làm lễ giải oan kết rồi mà vẫn không hết thì biết đây là nghiệp duyên. Anh ấy không chung tình với mình thì thôi, mình có Phật rồi thì tu đi vương vấn làm gì cho khổ.­­

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status