Chuyển tới nội dung

Phật dạy: Trong đời nếu làm điều ngu ngốc này, trả cả đời cũng không hết nghiệp

  • bởi

Nói dối chính là một trong những cấm kỵ mà Phật dạy, con người nhất định không được mắc phải.

Trong 14 điều răn nhà Phật có nhắc đến: “Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá”. Dối trá còn tội tệ hơn cả sát nhận, dối trá không chỉ bao hàm nghĩa là thiếu trung thực, nói dối hay làm dối mà còn bao hàm cả việc thấy người bị nạn mà không giúp.

Đức Phật dạy, nói dối chia làm 4 loại: vọng ngữ, ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt. Đây là 4 loại nói dối khiến bản thân mỗi người tạo gây nghiệp ác.

Những người nói dối nhiều quá sẽ bị người khác coi thường, khinh miệt, tránh xa. Cả những người hay nói dối không ác ý mà chỉ có tính đùa vui cũng gây ra nghiệp quả không tốt, vì nó làm cho họ quen với thói xấu ấy và khiến mọi người xung quanh không tin vào lời nói của họ nữa, dù đôi khi họ nói thật.

Người hay nói dối  sẽ tạo ra nghiệp ác, khiến người khác không tin tưởng, đây là một hành vi thiếu đạo đức.

Nói theo từ ngữ Việt Nam là ngu dốt, không hiểu rõ lý duyên sinh, lý nhân quả, từ đó con người sinh khởi các phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến…rồi dẫn đến khổ đau.

Và theo kinh Phật, nếu người nào nói dối mình đã chứng Thánh mà chưa có thì mắc tội đại vọng ngữ, sẽ bị đọa vào ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh). Đó là những tội ác mà cá nhân nào làm phải nhận lãnh.

Nói dối gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định xã hội, bởi con người chỉ có thể chung sống vui vẻ với nhau khi sống trong bầu không khí vui vẻ, tin cậy, nếu dối trá lọc lừa nhau thì chẳng bao lâu mà giả thể và tan rã.

Nói dối sẽ dẫn đến phản ứng dây chuyền. Nghĩa là, lời nói dối này kéo theo lời nói dối khác rồi một lời nói dối khác nữa, còn nghiêm trọng hơn, cho tới khi bản thân mình cũng bị bao bọc bởi tấm màn dối trá do mình tạo ra. Một con người như thế ngày càng tách rời xa đích giải thoát và giác ngộ, ngày càng sa đọa vào vòng tội lỗi, khó gỡ ra được. Khi đã nói dối một câu, người ta thường phải dùng 10 câu bao biện dối trá khác.

Họ thường tạo khẩu nghiệp nặng, ngậm máu phun người, bới chuyện thiên hạ, kích động bên đông, kiếm chuyện bên tây, đâm bị thóc, chọc bị gạo, chòng ghẹo mọi người…

Hay trong quan hệ gia đình, có những người con ăn nói với đấng sinh thành bằng những lời thô ác, gây thương tổn tình cảm trong lòng cha mẹ.

Sự dối trá chính là nguyên nhân, mầm mống gây ra các vụ tiêu cực trong xã hội, làm băng hoại đạo đức, bao che trù dập làm mất lòng tin, đời sống tốt đẹp của mọi người.

Người ta thường có câu: “”Bạn đừng vội mừng vì lừa được người nào đó, bởi người bị lừa thường là những người tin tưởng vào bạn nhất”, Vì thế, nếu bạn dối trá mà người ta phát hiện được, bạn sẽ đánh mất lòng tin, dần dần sẽ bị xa lánh và cô đơn.

(tt)

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status