Đại lễ Phật Đản (Vesak 2019) khai mạc vào sáng 12/5 và kéo dài đến 14/5 tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam. Đây là lần thứ ba Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Phật Đản.Hòa thượng Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch Giáo hội Phật giáo, Tổng thư ký Vesak 2019 cho biết có 1.650 đại biểu quốc tế từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Phật Đản Vesak 2019 diễn ra tại chùa Tam Chúc.Trong số những người tham dự có nhiều vị tăng vương, tăng thống, lãnh đạo giáo hội, nhà nghiên cứu… Hơn 20.000 đại biểu là phật tử, nhân dân trong nước cùng dự sự kiện quan trọng này.Đại lễ Phật Đản được tổ chức với ý nghĩa đặc biệt. Cụ thể, Đại lễ Phật Đản hay Lễ Phật đản sinh là từ tôn kính nói về lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật, Giáo chủ của đạo Phật. Theo lịch sử Phật giáo, Đức Phật thuở nhỏ là Thái tử Tất Đạt Đa, sinh ra tại vườn Lâm Tì Ni vào ngày trăng tròn tháng Vesak (tháng tâm linh theo quan niệm của người Ấn Độ cổ), năm 624 trước Công nguyên.Trong quá trình phát triển của Phật giáo, các nước theo Phật giáo Nam truyền (còn gọi là Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo tiểu thừa) giữ nguyên ngày tháng năm sinh của Đức Phật.Trong khi đó, theo lịch Ấn Độ cổ, ngày trăng tròn tháng Vesak là ngày sinh của Đức Phật cũng là ngày Đức Phật thành đạo đồng thời là ngày Đức Phật nhập niết bàn. Sự hy hữu này được các nước theo Phật giáo Nam truyền tổ chức 3 lễ trong 1 ngày nên gọi là Đại lễ Tam hợp (ba trong một) hay Đại lễ Vesak (chỉ tháng).Các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam truyền tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày trăng tròn tháng Vesak, thường vào ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch. Cá biệt có những năm có 2 ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch như gần đây vào năm 2007. Theo đó, có nơi tổ chức Đại lễ Vesak vào ngày trăng tròn đầu tiên, tức ngày 1/5. Một số nơi khác lại kỷ niệm vào ngày trăng tròn lần 2, tức ngày 31/5.Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền (còn gọi là Phật giáo phát triển hay Phật giáo đại thừa), do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc, ngày Đức Phật đản sinh theo lịch cổ của Ấn Độ chuyển sang lịch Trung Hoa là ngày 8/4 âm lịch. Vì vậy, nhiều nước tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.Kể từ Đại hội Phật giáo thế giới lần thứ nhất tổ chức ở Colombo, Tích Lan từ 25/5 – 8/6/1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày Rằm tháng Tư âm lịch. Từ đó, các nước có theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền đã kỷ niệm ngày Phật đản vào ngày 15/4 âm lịch hàng năm (thường trùng với tháng 5 dương lịch).Ngày 15/12/1999, theo đề nghị của 34 quốc gia có Phật giáo, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc tại phiên họp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp quốc. Kể từ đó cho đến nay, Đại lễ Vesak được các nước tổ chức long trọng và trang nghiêm với nhiều hoạt động phong phú.Video: Lễ khai mạc Đại lễ phật đản VESAK lần thứ 16: Việt Nam đã sẵn sàng (nguồn: VTC1)
Đại lễ Phật Đản (Vesak 2019) khai mạc vào sáng 12/5 và kéo dài đến 14/5 tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam. Đây là lần thứ ba Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Phật Đản.
Hòa thượng Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch Giáo hội Phật giáo, Tổng thư ký Vesak 2019 cho biết có 1.650 đại biểu quốc tế từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Phật Đản Vesak 2019 diễn ra tại chùa Tam Chúc.
Trong số những người tham dự có nhiều vị tăng vương, tăng thống, lãnh đạo giáo hội, nhà nghiên cứu… Hơn 20.000 đại biểu là phật tử, nhân dân trong nước cùng dự sự kiện quan trọng này.
Đại lễ Phật Đản được tổ chức với ý nghĩa đặc biệt. Cụ thể, Đại lễ Phật Đản hay Lễ Phật đản sinh là từ tôn kính nói về lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật, Giáo chủ của đạo Phật. Theo lịch sử Phật giáo, Đức Phật thuở nhỏ là Thái tử Tất Đạt Đa, sinh ra tại vườn Lâm Tì Ni vào ngày trăng tròn tháng Vesak (tháng tâm linh theo quan niệm của người Ấn Độ cổ), năm 624 trước Công nguyên.
Trong quá trình phát triển của Phật giáo, các nước theo Phật giáo Nam truyền (còn gọi là Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo tiểu thừa) giữ nguyên ngày tháng năm sinh của Đức Phật.
Trong khi đó, theo lịch Ấn Độ cổ, ngày trăng tròn tháng Vesak là ngày sinh của Đức Phật cũng là ngày Đức Phật thành đạo đồng thời là ngày Đức Phật nhập niết bàn. Sự hy hữu này được các nước theo Phật giáo Nam truyền tổ chức 3 lễ trong 1 ngày nên gọi là Đại lễ Tam hợp (ba trong một) hay Đại lễ Vesak (chỉ tháng).
Các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam truyền tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày trăng tròn tháng Vesak, thường vào ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch. Cá biệt có những năm có 2 ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch như gần đây vào năm 2007. Theo đó, có nơi tổ chức Đại lễ Vesak vào ngày trăng tròn đầu tiên, tức ngày 1/5. Một số nơi khác lại kỷ niệm vào ngày trăng tròn lần 2, tức ngày 31/5.
Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền (còn gọi là Phật giáo phát triển hay Phật giáo đại thừa), do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc, ngày Đức Phật đản sinh theo lịch cổ của Ấn Độ chuyển sang lịch Trung Hoa là ngày 8/4 âm lịch. Vì vậy, nhiều nước tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
Kể từ Đại hội Phật giáo thế giới lần thứ nhất tổ chức ở Colombo, Tích Lan từ 25/5 – 8/6/1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày Rằm tháng Tư âm lịch. Từ đó, các nước có theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền đã kỷ niệm ngày Phật đản vào ngày 15/4 âm lịch hàng năm (thường trùng với tháng 5 dương lịch).
Ngày 15/12/1999, theo đề nghị của 34 quốc gia có Phật giáo, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc tại phiên họp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp quốc. Kể từ đó cho đến nay, Đại lễ Vesak được các nước tổ chức long trọng và trang nghiêm với nhiều hoạt động phong phú.
Video: Lễ khai mạc Đại lễ phật đản VESAK lần thứ 16: Việt Nam đã sẵn sàng (nguồn: VTC1)