Tâm lý của bậc làm mẹ là luôn sẵn sàng hy sinh bản thân để con cái của mình có được những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên liệu suy nghĩ đó có đúng không? Dưới đây là cách nuôi dạy con của bà Quan Hui-xing – “Hàn Quốc đệ nhất từ mẫu” – người nổi tiếng với cách dạy con vô cùng độc đáo của mình.
1. Một người mẹ cần luôn hoàn thiện bản thân
Cả trên phương diện cá nhân và chuyên môn, người mẹ cần phát huy hết khả năng của mình. Bất kể là công việc gì, người mẹ cần làm nó một cách tốt nhất có thể để nâng cao bản thân. Để có thể nuôi dạy được những đứa con xuất sắc, đầu tiên chúng ta cần nâng cao những khả năng của bản thân để làm gương cho chúng.
Công việc và gia đình tương tự như một đôi cánh, chỉ khi có sự cân bằng giữa cả hai, nó mới có thể vút bay. Và một người mẹ (cha cũng vậy) có thể giải quyết những mâu thuẫn giữa công việc và gia đình hay không nếu bản thân không cân bằng được hai mối quan hệ ấy ?
2. Đừng bao giờ quá hy sinh bản thân mình cho những đứa trẻ
Làm thế nào để trở thành bố mẹ tốt? Nhiều gia đình rất yêu thương và chiều chuộng con cái họ, họ hy sinh vô điều kiện cho con họ.
Nhưng chìa khóa để làm những bố mẹ tuyệt vời chính là hướng con đi trên con đường đúng đắn, giúp con nhìn thấy tương lai của bản thân, khởi đầu cuộc sống tự lập của nó. Để có được điều này, các ông bố bà mẹ đầu tiên phải nghĩ về mục tiều cuộc sống của riêng họ, có khả năng ảnh hưởng đến người khác và giúp đỡ mọi người. Điều này sẽ trở thành tấm gương cho những đứa trẻ.
Nếu những bố mẹ chỉ nuôi mà không dạy dỗ con thì con họ sẽ chẳng bao giờ trở nên xuất sắc. Các bố mẹ phải có mục tiêu của mình, cuộc sống của họ nên được hoàn thiện và không thiếu thốn dù ở đâu đi chăng nữa bởi vì có con cái. Điều này thường trở nên thách thức hơn là hy sinh mọi thứ cho con, nhưng nó cũng là biểu hiện của tình yêu thật sự họ dành cho con. Nếu ông bà của đứa trẻ cũng có thể làm như vậy, đó sẽ là tấm gương củng cố định hình cho đứa trẻ.
3. Tạo ra môi trường học tập
Bà Quan không bao giờ bắt con của mình đến trường học, những bà rèn cho những đứa trẻ một thói quen tốt là coi học hành như một phần không thể thiếu của cuộc sống thường ngày.
Trong gia đình bà, bàn học không chỉ là một đồ nội thất bình thường, đó là một nơi đặc biệt dành cho việc học. Trong nhà bà Quan có cả thảy 19 bàn học trong nhà. Mỗi một thành viên trong gia đình có 2 bàn học, một cái trên tầng và một cái dưới tầng đọc sách.
4. Duy trì tốt hôn nhân của mình
Khi các bậc phụ huynh tôn trọng nhau, mối quan hệ này sẽ có một ảnh hưởng nhất định lên con trẻ. Khi bố mẹ xảy ra mâu thuẫn và đánh nhau trước mặt con cái, chúng sẽ lớn lên với những vấn đề kéo dài cả đời.
Vợ chồng bà Quan luôn cố gắng hết mức để tránh cãi nhau trước mặt các con, họ giải quyết vấn đề bằng cách trao đổi với nhau vì họ không muốn có những tác động không tốt lên bọn trẻ. Hãy làm một tấm gương tốt cho chúng.
Nếu vô tình cãi nhau khi ở trước mặt các con, bà Quan sẽ cố gắng nhất có thể để giữ thể diện cho chồng và ngược lại. Vì vậy, các con của bà luôn tôn trọng cha mẹ chúng.
Nếu các cặp vợ chồng đều có thể đủ kiên nhẫn để giải quyết vấn đề qua chia sẻ, những ý kiến khác nhau sẽ đều được giải quyết. Dù chia sẻ không phải là có thể giải quyết tất cả nhưng nó giúp mỗi người hiểu nhau sâu hơn và tăng cường mối quan hệ.
Như bạn thấy đấy, trong quá trình nuôi dạy con cái, bản thân bố mẹ cũng phải học cách để yêu thương nhau. Một cặp đôi có hôn nhân hạnh phúc là một phần trong công thức nuôi dạy con cái thành công.
5. Hãy để con chia sẻ với bạn
Nói chuyện với bọn trẻ giúp chúng ta có thể dõi theo những tâm của chúng, nhờ đó chúng ta có thể can thiệp kịp thời nếu một trong số các con mệt mỏi hay buồn bã. Hãy nhắc nhở bọn trẻ: “Chúng ta là một gia đình.”
Khi nói chuyện với các con đừng đưa ra những câu hỏi trực diện như:” nào chúng ta hãy nói về vấn đề này,” hoặc tỏ ra là một người lớn và đưa ra những cách giải quyết mà bắt buộc chúng phải theo. Những đứa trẻ sẽ cảm thấy khép kín và im lặng nếu cha mẹ làm theo cách này.
6. Bí quyết giao tiếp với con cái
Thường thì những đứa trẻ từ chối nói chuyện với bố mẹ chúng vì 2 lí do: Bố mẹ không hiểu chúng và các ông bố bà mẹ cũng không đưa ra được những gợi ý mang tính xây dựng đối với chúng.
Bố mẹ tốt luôn biết lắng nghe và đưa ra những lời khuyên tốt.
7. Chủ động học hỏi và hoàn thiện nhân cách
Những đứa trẻ không nên chỉ có tài năng, chúng đồng thời phải có nhân cách tốt đẹp, điều này quan trọng hơn tài năng rất nhiều. Suốt thời thơ ấu và từ đó trở đi, nhân cách tốt như một làn gió mát có thể gieo mầm hạt giống của nó đến khắp muôn nơi, sự ảnh hưởng của nó vô cùng dài rộng.
Trong gia đình bà Quan, những đứa con tôi luôn có mục tiêu cụ thể: Sự học và cố gắng của chúng sẽ gắn liền với việc giúp những người yếu kém hơn. Một khi ước mơ cắm rễ sâu trong tim chúng, nó sẽ lớn lên và trở thành một tín ngưỡng muốn cống hiến tất cả những sức mạnh và tài năng.
“Chúng sẽ sống với mục tiêu này của mình và tất cả những nỗ lực của chúng trong sẽ gia tăng sức mạnh và tài năng trong các lĩnh vực.” Bà Quan chia sẻ “đây là con đường chúng chọn để trở thành một ai đó, chúng không cố gắng chăm chỉ vì để trở nên quan trọng mà vì chúng hiểu rằng cố gắng nỗ lực của chúng sẽ có thể giúp đỡ người khác, đó là sứ mệnh của chúng.”
Bí quyết để giáo dục con cái thành công: ” Đừng tập trung vào giáo dục con cái tài năng mà hãy giáo dục nhân cách của con trẻ. Chúng sẽ trở thành những người thích giúp đỡ mọi người.”
(Vạn Điều Hay)