Chuyển tới nội dung

Cách Chữa Ngộ Độc Thức Ăn Hiệu Quả Tại Nhà

  • bởi

Ai trong đời cũng từng một hay nhiều lần bị ngộ độc thực phẩm, do vậy nắm được cách chữa ngộ độc thức ăn rất quan trọng. Nguyên nhân ngộ độc có thể đến từ vi khuẩn, vi rút hay chất độc trong thức ăn. Các triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm có thể là buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, đau bụng và tiêu chảy.

Khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể dường như mất nước nhiều hơn bình thường. Do vậy, bù nước là việc cần làm đầu tiên, việc uống nhiều nước cũng góp phần đào thải chất độc ra khỏi cơ thể nhanh hơn.

Trong thực tế, khi bị tiêu chảy và nôn, thì cách tốt nhất là uống nước và điện giải, đồng thời tránh những thức ăn khô, cứng kết hợp ngay lập tức với các biện pháp chữa trị tại nhà với những thứ có sẵn như sau.

Dưới đây là 10 cách chữa ngộ độc thức ăn hiệu quả tại nhà.

Lưu ý: Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay trong các trường hợp có các triệu chứng nôn mửa, đau đầu và mất nước nghiêm trọng.

1. Gừng

Gừng là một bài thuốc tại nhà vô cùng tốt cho các vấn đề về tiêu hóa nói chung và ngộ độc thực phẩm nói riêng.

Cách sử dụng: Uống một tách trà gừng sau bữa trưa hoặc bữa tối để chữa ợ nóng, buồn nôn hoặc các triệu chứng ngộ độc thực phẩm khác. Cách làm trà gừng rất đơn giản, đun một thìa bột gừng (hoặc gừng giã nhuyễn) trong một cốc nước độ vài phút, thêm chút đường hoặc mật ong là có thể uống.

Cách thứ hai là nhỏ một vài giọt nước cốt gừng vào một thìa mật ong lớn. Uống vài lần một ngày để kháng viêm và đau bụng.

Hoặc cách đơn giản nhất trong trường hợp khẩn cấp là hãy nhai vài lát gừng tươi.

2. Giấm Táo

Mặc dù giấm táo có tính axit, nó cũng có tác dụng kiềm do cách nó chuyển hóa trong cơ thể. Do vậy, giấm táo có tác dụng giảm thiểu những triệu chứng gây ra bởi ngộ độc. Nó có tác dụng làm dịu thành dạ dày và diệt khuẩn, làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Chỉ cần hòa 2 thìa giấm vào vào một cốc nước ấm và uống trước bữa ăn.

Bạn cũng có thể uống trực tiếp 2-3 thìa giấm táo nguyên chất để trị ngộ độc.

3. Chanh

Các thành phần kháng viêm, kháng virus, cũng như kháng khuẩn trong chanh có tác dụng rất tốt. Axit trong quả chanh giúp tiêu diệt virus gây ngộ độc.

Cách sử dụng: Thêm một chút đường vào một thìa nước cốt chanh hoặc nhấp nước ấm cùng nước chanh tươi để uống

Liều lượng: 2 đến 3 lần/ngày cho đến khi khỏi hẳn ngộ độc thực phẩm.

4. Cây Húng Quế

Húng quế là một loại thảo dược rất tốt có tác dụng làm giảm đau bụng khi ngộ độc, ngoài ra nó cũng có tác dụng diệt khuẩn. Sau đây là một vài cách tham khảo sử dụng cây húng quế:

Hòa một thìa nước cốt lá húng quế với một thìa mật ong để uống vài lần 1 ngày, bạn cũng có thể thêm nước ép lá rau mùi nếu thích.

Nhỏ một vài giọt nước ép lá húng quế vào khoảng 4 cốc nước đun sôi để nguội. Uống cả ngày để diệt vi khuẩn gây đau bụng và làm giảm các triệu chứng khác do ngộ độc.

Hòa 3 thìa lớn sữa chua với một vài lá húng quế, một nhúm hạt tiêu đen. Ăn từ 3 đến 4 lần/ngày cho đến khi khỏi hẳn.

5. Tỏi

Tỏi có tác dụng rất mạnh với ngộ độc thực phẩm bởi nó có chứa chất kháng viêm, kháng virus và trị nấm. Ngoài ra, tỏi còn rất tốt trong việc làm giảm các triệu chứng tiêu chảy và đau bụng.

Ăn một nhánh tỏi tươi, nếu bạn có thể chịu được mùi hôi của tỏi, hãy uống nước tỏi tươi.

Trộn nước tỏi tươi cùng với nước đậu nành, xoa lên bụng sau khi ăn.

6. Mật Ong

Mật ong có các thành phầm diệt nấm cũng như diệt khuẩn không thể thiếu trong các phương pháp điều trị ngộ độc thực phẩm. Dùng mật ong tự nhiên trực tiếp hoặc thêm vào các loại trà cho tác dụng rất tốt.

Uống một thìa nhỏ mật ong 3 lần mỗi ngày có tác dụng lớn trong việc chữa trị ngộ độc thực phẩm cũng như hạn chế tiết axit thừa  trong dạ dày.

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status