Chuyển tới nội dung

Cảnh Báo Sự Nguy Hiểm Của Mỳ Tôm Đối Vơi Sức Khỏe Con Người

  • bởi

Mì tôm (mỳ ăn liền) là món ăn ưa thích của nhiều người. Mì rất dễ nấu và khá ngon nhất là khi cho kèm thêm các món khác vào.

Một phần cũng do cuộc sống bận rộn, nhiều người chọn mì tôm là bữa sáng thường xuyên, thậm chí có những lúc mì tôm “đóng thế” là bữa chính cho cả gia đình.

Trẻ em thì rất thích ăn mì tôm. Bố mẹ sau khi đi làm cả ngày thì nhanh gọn nhất là nấu một bát mì thật ngon cho các con và cả bản thân họ thay bữa tối.

Mì ăn liền còn có một lợi ích khác – giá cả rất phù hợp với túi tiền. Sinh viên đại học có thể ăn mỳ thoải mái mà không cần phải lo lắng về tiền bạc. Chính vì giá rẻ mà mì ăn liền được sử dụng rất nhiều và vô cùng phổ biến.

Nhận thức chung của chúng ta về mì tôm đó là chúng không tốt cho sức khỏe nhưng cũng không gây hại gì cho sức khỏe.

Tuy nhiên, trên thực tế chúng có hại hơn rất nhiều.

Mì tôm không hề có bất kì giá trị dinh dưỡng nào cả. Mỗi công đoạn sản xuất, từ những thành phần cơ bản cho đến phương thức bảo quản đều chứa rất nhiều yếu tố gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Trái ngược với quan niệm của nhiều người rằng ăn mỳ với rau hay thịt sẽ làm tăng giá trị dinh dưỡng, nhưng điều đó chẳng là gì so với những tác động tiêu cực của tôm.

Hãy xem một vài nguyên nhân tại sao mì ăn liền lại nguy hiểm đối với sức khỏe

1. Chứa Các Chất Bảo Quản Có Hại

Butylated hydroxyanisole (BHA) và t-butylhydroquinone (TBHQ) là các chất bảo quản chủ yếu được thêm vào mì ăn liền để ngăn mùi hôi và kéo dài thời gian sử dụng của mì.

Theo nghiên cứu xuất bản năm 2006 trên tạp chí của American Oil Chemist’s Society, BHA làm tăng gấp đôi và TBHQ làm tăng gấp 3 thời gian sử dụng của mì tôm.

Mặc dù Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận việc sử dụng TBHQ với lượng vừa phải nhưng theo nghiên cứu năm 2005 của tạp chí Trao đổi và Chuyển hóa chất, việc tiếp xúc liên tục với chất bảo quản TBHQ có thể dẫn đến ung thư.

Ủy ban châu Âu đã xếp BHA và danh sách các chất hóa học có thể phá vỡ tuyến nội tiết của cơ thể. Tuyến nội tiết chịu trách nhiệm trong việc sản xuất và điều tiết các hormone, việc phá vỡ hoạt động sẽ dẫn đến sự phát triển có hại của hệ miễn dịch, hệ thần kinh và sinh sản.

2. Khó Tiêu Hóa

Thức ăn khó tiêu hóa gây nhiều tác hại hơn chúng ta vẫn tưởng.

Các nhà nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Massachusetts đã sử dụng một máy quay phim siêu nhỏ để quan sát tác động của sợi mì lên hệ tiêu hóa trong hơn 32 giờ.

Đoạn video cho thấy dạ dày đã phải làm việc vất vả, co bóp liên tục để phân hủy các sợi mì. Các sợi mì vẫn không đổi trong một thời gian dài và làm việc tiêu hóa trở nên khó khăn.

Thêm vào đó, mì ăn liền khó tiêu hóa cũng có nghĩa là chúng ta phải tiếp xúc nhiều với các chất hóa học và chất bảo quản độc hại gây ung thư có trong sợi mì như TBHQ và BHA.

Việc sử dụng TBHQ trong thời gian dài có thể gây ra bệnh hen suyễn, lo lắng và tiêu chảy. Nó cũng gây ra tác động xấu đến gan và cơ quan sinh sản.

3.Tăng Nguy Cơ Các Bệnh Về Tim Mạch

“Hội chứng chuyển hóa” được đinh nghĩa là một nhóm các hội chứng làm tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Các hội chứng bao gồm: huyết áp cao, cholesterol cao, chỉ số mỡ máu cao, lượng đường huyết cao và tăng lượng mỡ thừa.

Theo báo cáo của tạp chí Dinh dưỡng năm 2014, những người phụ nữ ăn 2-3 gói mì mỗi tuần được chuẩn đoán là tăng khả năng mắc hội chứng chuyển hóa.

Thêm vào đó, sấy khô là một giai đoạn bắt buộc trong sản xuất mì ăn liền. Điều này làm bão hòa các chất béo có trong sợi mì và biến chúng thành các chất gây bệnh tim mạch.

4. Tăng Cân Không Kiểm Soát

Nếu như ăn bất kì loại chất béo nào cũng làm tăng nguy cơ béo phì, thì các chất béo bão hòa lại càng nguy hiểm hơn khi chúng làm tăng hàm lượng lipoprotein (LDL hay còn gọi là cholesterol xấu) và tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo việc tránh sử dụng chất béo bão hòa trong thực đơn hàng ngày.

Theo một nghiên cứu năm 2002 của tạp chí chuyên về tiểu đường Diabetologia, nồng độ cholesterol LDL, insulin và chất béo được cải thiện khi chúng ta chuyển từ việc sử dụng chất béo bão hòa sang chất béo không bão hòa.

Tùy thuộc vào quá trình sản xuất mà lượng chất béo bão hòa của mỗi loại mì ăn liền lại khác nhau.

Mì ăn liền có sử dụng dầu cọ, mỡ hay bơ đều là những loại có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Một số gói gia vị thêm vào của mì cũng có thể chứa nhiều chất béo bão hòa.

Hãy kiểm tra bảng dinh dưỡng để biết chính xác lượng chất béo bão hòa có trong loại mì mà bạn thường ăn và đánh giá chính xác các tác động tới sức khỏe.

5. Chứa Nhiều Muối

Các loại muối ăn giàu natri là thành phần không thể thiếu để tăng hương vị các món ăn. Tuy nhiên quá nhiều muối lại gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Theo nghiên cứu của tạp chí Cao huyết áp (Hypertension) tại Mỹ năm 2014 trên 23 trường hợp và 274,683 đối tượng ngẫu nhiên cho thấy: những người sử dụng nhiều muối natri cao hơn lượng thông thường có tỉ lệ tử vong cao hơn.

Mì ăn liền có chứa nhiều muối và vì thế chứa nhiều muối natri.

Lượng muối dư thừa sẽ dẫn đến huyết áp cao và sau đó là các bệnh về tim mạch, suy tim và đột quỵ

6. Được Làm Từ Bột Mì Tinh Chế

Các phần giàu chất dinh dưỡng trong hạt mì đó là mầm và cám, tuy nhiên chúng đã bị loại bỏ trong quá trình tinh chế bột mì và những gì còn lại là các loại đường tinh bột (carbohydrates) không chứa chất dinh dưỡng.

Các loại đường này làm tăng lượng đường huyết và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Sử dụng nhiều mì ăn liền cũng làm tăng nguy cơ thừa đường trong máu. Đường thừa trong cơ thể thường được chuyển hóa hành chất béo tích trữ lại khi cơ thể cần đến. Điều này dẫn đến béo phì, và là một nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch.

7. Có Thể Chứa Các Chất Độc Hại

Hầu hết các loại mì ăn liền được chiên trong quá trình sản xuất.

Các loại dầu dùng để chiên mì không được thay mới thường xuyên cũng như không được bảo quản đúng cách, vì thế chúng thường có nhiều tác nhân oxi hóa.

Dần dần các tác nhân oxi hóa độc hại này được chuyển sang sợi mì cùng với lượng dầu ăn hỏng và chất béo.

Theo một nghiên cứu công bố năm 2006 của tạp chí Thực Phẩm Và Các Hóa Chất Độc Hại, một vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Nhật Bản là do trong mì ăn liền có chứa dầu đã hỏng và chất béo, chúng gây tiêu chảy, đau bụng, đau đầu và buồn nôn.

Ngoài việc cơ thể không thu được bất kỳ một giá trị dinh dưỡng nào, việc sử dụng mỳ tôm lâu dài còn tăng nguy cơ nhiều vấn đề sức khỏe. Giờ thì bạn còn muốn ăn mỳ tôm và sử dụng mỳ tôm cho cả gia đình nữa không?

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status