Chùa Hang Đồ Sơn vốn là một hang đá núi, nơi đây là một chứng tích quý giá liên hệ đến buổi đầu đạo Phật du nhập vào nước ta. Theo truyền ngôn, một nhà sư tên Bần, người xứ Thiên Trúc theo thuyền đi truyền bá đạo Phật đã đến cư trú tại hang và mở chùa này. Nhiều nhà nghiên cứu trong nước cho rằng đây là nơi đầu tiên đạo Phật du nhập vào nước ta. Chùa Hang được xây dựng từ trước Công nguyên, trước thuộc địa bàn Vạn Tác, xã Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương, nay thuộc phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, Hải Phòng. Đúng như tên gọi của chùa, các bậc tiền nhân đã lấy một hang đá trên núi Vạn Tác để lập chỗ tu hành. Chùa được đặt trong lòng hang đá ven sườn núi cao 35m, rộng 7m và được chia thành hai bậc thềm trong – ngoài. Về tổng quan, chùa có cấu trúc hình thang, xuyên thẳng vào trong núi với độ dài khoảng 25m. Hiện phía trong hang núi vẫn còn là nơi thờ tự Tổ sư Bần – Phật Quang. Nơi đây có nhiều du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng. Càng vào sâu, chùa Hang Đồ Sơn càng thấp và hẹp với độ cao trong cùng khoảng 1,2 m và rộng khoảng 1,3m. Chùa có vị thế lưng ẩn sâu trong núi vững chãi và mặt hướng ra biển cả mênh mông. Nhìn từ xa, chùa, tháp, nhà thờ tổ,… hợp lại thành một quần thể kiến trúc độc đáo về dáng vóc, đa dạng về hình khối. Chùa Hang Đồ Sơn đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Trong ảnh nơi đặt tượng Phật A Di Đà. Kiến trúc chùa mới gồm 3 tầng, tầng thấp nhất dành cho việc bếp núc, tầng 2 là tòa Tam Bảo, còn tầng trên cùng là Tây Phương điện. Bên ngoài chùa Hang Đồ Sơn là cảnh sắc núi non, mây trời, biển cả, có tượng Phật Quan Âm hiền từ, bên phải là nhà thờ tổ, tiếp theo là tòa tháp. Ảnh: Những bức tượng bằng đá phía bên ngoài chùa Hang. Mặc dù đã trải qua nhiều lần tôn tạo nhưng, kiến trúc của chùa Hang Đồ Sơn “Tiền Phật, hậu Thần” về cơ bản vẫn không thay đổi. Trải qua nhiều thăng trầm cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước, chùa Hang hiện nay không còn nằm cheo leo trên bờ biển mà đã lùi xa cách khuôn viên chùa cũ hơn 100 m. Đây thật sự là một điểm đến thú vị để tìm hiểu về lịch sử Phật giáo và tín ngưỡng dân tộc. Phía bên ngoài ngôi chùa là cảnh vật yên bình, những chú chim bồ câu tự do tung cánh. Nhận thức được chùa Hang là một di sản văn hóa vô cùng quí hiếm nên Ban quản lí chùa cùng nhân Phật tử địa phương và thập phương đang tiếp tục bảo tồn, tôn tạo chùa nhằm gìn giữ di tích.
Chùa Hang Đồ Sơn vốn là một hang đá núi, nơi đây là một chứng tích quý giá liên hệ đến buổi đầu đạo Phật du nhập vào nước ta. Theo truyền ngôn, một nhà sư tên Bần, người xứ Thiên Trúc theo thuyền đi truyền bá đạo Phật đã đến cư trú tại hang và mở chùa này. Nhiều nhà nghiên cứu trong nước cho rằng đây là nơi đầu tiên đạo Phật du nhập vào nước ta. Chùa Hang được xây dựng từ trước Công nguyên, trước thuộc địa bàn Vạn Tác, xã Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương, nay thuộc phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, Hải Phòng.
Đúng như tên gọi của chùa, các bậc tiền nhân đã lấy một hang đá trên núi Vạn Tác để lập chỗ tu hành. Chùa được đặt trong lòng hang đá ven sườn núi cao 35m, rộng 7m và được chia thành hai bậc thềm trong – ngoài. Về tổng quan, chùa có cấu trúc hình thang, xuyên thẳng vào trong núi với độ dài khoảng 25m.
Hiện phía trong hang núi vẫn còn là nơi thờ tự Tổ sư Bần – Phật Quang.
Nơi đây có nhiều du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Càng vào sâu, chùa Hang Đồ Sơn càng thấp và hẹp với độ cao trong cùng khoảng 1,2 m và rộng khoảng 1,3m. Chùa có vị thế lưng ẩn sâu trong núi vững chãi và mặt hướng ra biển cả mênh mông. Nhìn từ xa, chùa, tháp, nhà thờ tổ,… hợp lại thành một quần thể kiến trúc độc đáo về dáng vóc, đa dạng về hình khối.
Chùa Hang Đồ Sơn đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Trong ảnh nơi đặt tượng Phật A Di Đà.
Kiến trúc chùa mới gồm 3 tầng, tầng thấp nhất dành cho việc bếp núc, tầng 2 là tòa Tam Bảo, còn tầng trên cùng là Tây Phương điện.
Bên ngoài chùa Hang Đồ Sơn là cảnh sắc núi non, mây trời, biển cả, có tượng Phật Quan Âm hiền từ, bên phải là nhà thờ tổ, tiếp theo là tòa tháp.
Ảnh: Những bức tượng bằng đá phía bên ngoài chùa Hang. Mặc dù đã trải qua nhiều lần tôn tạo nhưng, kiến trúc của chùa Hang Đồ Sơn “Tiền Phật, hậu Thần” về cơ bản vẫn không thay đổi.
Trải qua nhiều thăng trầm cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước, chùa Hang hiện nay không còn nằm cheo leo trên bờ biển mà đã lùi xa cách khuôn viên chùa cũ hơn 100 m. Đây thật sự là một điểm đến thú vị để tìm hiểu về lịch sử Phật giáo và tín ngưỡng dân tộc. Phía bên ngoài ngôi chùa là cảnh vật yên bình, những chú chim bồ câu tự do tung cánh.
Nhận thức được chùa Hang là một di sản văn hóa vô cùng quí hiếm nên Ban quản lí chùa cùng nhân Phật tử địa phương và thập phương đang tiếp tục bảo tồn, tôn tạo chùa nhằm gìn giữ di tích.