Chuyển tới nội dung

Chỉ 5 từ làm thay đổi số phận cả đời người, rất hay và ý nghĩa cho tất cả mọi người!

  • bởi

Hai người thanh niên buồn phiền vì việc làm không thuận lợi bèn tìm đến một lão sư phụ để tìm kiếm sự giúp đỡ, vị sư phụ chỉ nói đúng 5 từ, không ngờ 10 năm sau…

Một ngày nọ, hai nhân viên đang bị nhiều áp lực ở chỗ làm việc nên quyết định cùng nhau tìm tới một ngôi chùa thanh tĩnh trong vùng mong tìm chút khuây khỏa.

Khi gặp được một vị sư phụ, một trong hai người nói: “Thưa đại sư, chúng con ở nơi làm việc hay bị ức hiếp, quá thống khổ, cầu xin ngài chỉ bảo, chúng con có nên xin nghỉ việc ở đó hay không?”

Vị sư phụ không trả lời chi, chỉ khẽ nhắm mắt trầm tĩnh và lắng đọng, sau một hồi lâu, ông cuối cùng cũng mở lời, nhưng chỉ nói đúng có 5 từ:

“Bất quá nhất oản phạn” (Tạm dịch: “Chẳng qua chỉ là một bát cơm”). Sau đó, ông phất phất tay, ra ý bảo hai người rời đi.

Sau khi hai người trở lại công ty, một người trong đó lập tức nộp đơn xin nghỉ việc, quyết định trở về quê hương làm ruộng, người còn lại tiếp tục ở lại công ty.

Thoáng một cái đã mười năm trôi qua, người trở về quê hương làm ruộng, luôn tích cực học hỏi kinh nghiệm từ những người nông dân đi trước, lấy môi trường thân thiện làm phương thức kinh doanh, kết quả của sự cần cù cố gắng là đã trở thành một chuyên gia nông nghiệp.

Còn vị ở lại công ty cũng trải qua nhiều thay đổi, anh ta đã tự mình điều chỉnh bản thân cho phù hợp, cố gắng tận tâm trong công việc nên dần dần được coi trọng, được thăng cấp lên làm quản lý.

Đến ngày kia, 2 thanh niên ngày nào lại có cơ hội họp mặt.

Vị chuyên gia nông nghiệp nói: “Thật là kỳ lạ, lão sư phụ ngày trước nói chỉ một câu “Bất quá nhất oản phạn”, năm chữ này tôi nghe xong liền hiểu ngay, chẳng qua cũng chỉ vì một bát cơm thôi, sao phải miễn cưỡng ở lại công ty mà không rời đi? Cho nên tôi đã xin nghỉ việc ngay”.

Sau đó, anh ta hỏi người quản lý: “Tại sao khi đó anh lại không nghe theo lời nói của sư phụ vậy?”.

Người quản lý vừa cười vừa nói: “Tôi nghe xong sư phụ nói ‘chẳng qua chỉ là một bát cơm’, nên mỗi khi phải chịu nhiều sự khinh bỉ, chịu nhiều rắc rối, tôi chỉ cần nghĩ: ‘Cùng lắm cũng chỉ là để kiếm miếng cơm ăn’, cho nên dù ông chủ nói bất kể điều gì khó chịu, chỉ cần mình bớt hờn giận, bớt so đo là được rồi, lão sư phụ không phải là có ý này sao?”.

Một ngày khác, cả hai lại đến thăm vị sư phụ, dĩ nhiên, lão sư phụ có chút già đi, ông ngồi trước mặt hai người lắng nghe câu chuyện rồi bỗng trầm tư, từ từ nhắm mắt lại, cũng sau một chốc rồi thốt ra câu:

“Bất quá nhất niệm gian”, ý là “chẳng qua chỉ là sai khác ở một niệm”.

Lão sư phụ không nói gì thêm nữa, lại nhẹ nhàng phất phất tay ra hiệu cả hai nên rời đi. Hai người nhìn nhau mỉm cười, dường như trong lòng đã sáng tỏ.

“>

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status