Nghiên cứu cho thấy, ăn uống đúng cách có thể làm giảm 55% tác nhân gây ung thư. Điều này cũng được 2 chuyên gia ung thư nổi tiếng tái khẳng định. 3 lưu ý này rất đáng tham khảo.
Đông y quan niệm rằng, bệnh tật từ miệng mà ra. Trước “vấn nạn” thực phẩm thiếu an toàn như hiện nay, điều này xưa đã đúng, giờ lại còn đúng hơn.
Giáo sư,Tiến sĩ Lý Bội Văn, thành viên ủy ban quốc gia Trung Quốc về phòng chống ung thư, chuyên gia đầu ngành khoa nội ung bướu Đông Tây y kết hợp Bệnh viện hữu nghị Trung Nhật thuộc Bộ y tế Trung Quốc và Giáo sư Vạn Đông Quế, Phó chủ tịch Hội phòng chống Ung thư vú Bắc Kinh vừa chia sẻ thông tin quý báu này trong một hội nghị chuyên ngành của Bộ Y tế Trung Quốc.
Giáo sư Vạn Đông Quế, Phó chủ tịch Hội phòng chống Ung thư vú Bắc Kinh (TQ)
Chế độ ăn uống đúng đắn là cách phòng chống ung thư tốt nhất
Danh y nổi tiếng thời nhà Đường (TQ) Tôn Tư Mạc trong cuốn sách “Thiên kim phương” từng viết rằng, phàm là có bệnh, điều đầu tiên là hãy dùng thực phẩm để chữa (thực liệu), nếu thực liệu không khỏi, thì mới cần dùng đến thuốc.
Theo nghiên cứu, trong số những nguyên nhân gây ung thư thì có tới 35% là xuất phát từ chế độ ăn uống. Khoảng 30% liên quan tới việc hút thuốc lá.
Nếu việc ăn uống được sắp xếp khoa học, hợp lý, thì sẽ giảm được khoảng 55% nguy cơ gây ung thư.
Khoảng 50 năm trước, tỉ lệ người mắc ung thư dạ dày ở Mỹ rất cao, trong khi đó, Nhật bản là nước có tỉ lệ ung thư dạ dày cao nhất thế giới.
Nhưng ở 2 quốc gia này, tỉ lệ ung thư đã giảm đi rõ rệt trong thời gian gần đây, nguyên nhân được cho là dựa vào yếu tố thay đổi nguyên tắc ăn uống của người dân.
So sánh việc này có thể đưa ra ví dụ, thói quen ăn uống của người dân thành phố Thượng Hải (TQ) gần 30 năm qua đã tăng đáng kể lượng thịt và trứng, tỷ lệ của tổng số calo, chất béo trong bữa ăn tăng 20,1-28% lần so với trước đây.
Tỉ lệ tử vong vì các khối u đã tăng từ vị trí thứ 7 lên vị trí đầu tiên tại Trung Quốc.
3 nguyên tắc ăn uống phòng tránh ung thư ai cũng nên nhớ
Theo 2 chuyên gia, để phòng ngừa ung thư, chúng ta nhất định phải duy trì trong ba nguyên tắc trong chế độ ăn uống.
1. Không ăn quá mặn
Nếu bạn giảm lượng muối, các món ăn chứa nhiều muối ăn vào cơ thể, thay vào đó là ăn nhiều rau tươi, trái cây, thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày sẽ giảm.
Chúng ta đều biết chất Nitrit có trong muối sẽ dẫn đến việc hình thành các khối u, một trong những “kẻ giết người” đầu tiên cần nhận dạng.
Tất cả các món ăn không tươi, loại dùng muối để ngâm tẩm, dưa chua đều có khả năng chứa chất gây ung thư này. Về bản chất, trong các điều kiện bình thường thì nitrit sẽ không gây hại cho sức khỏe con người trong chế độ ăn uống, nhưng chỉ cần bạn ăn quá nhiều nitrit, trong khi cơ thể thiếu hụt vitamin C, sẽ gây hại lớn (tức là ăn quá mặn mà lại thiếu hoa quả chua).
Khi chúng ta ăn quá mặn, sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày để từ đó thúc đẩy khử nitrate thành nitrite.
2. Không ăn quá tinh
Lối sống hiện đại đã thay đổi cách con người lựa chọn thực phẩm. Thói quen ăn uống quá tinh nhỏ, thiếu cân bằng chất tinh và thô, khiến cho việc bổ sung chất xơ, cellulose (Xen-lu-lô) bị giảm với số lượng lớn.
Chúng ta đều biết rằng chất cellulose có thể hấp thụ một lượng lớn nước, thúc đẩy nhu động ruột và tăng tốc bài tiết trong phân, làm cho các chất gây ung thư có thời gian cư trú trong ruột ngắn hơn, giảm kích thích gây ảnh hưởng bất lợi đường ruột, từ đó có thể ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.
Ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, rau cần tây, nấm và các loại thực phẩm khác là những món ăn giàu cellulose, bạn nên chú ý ăn chúng một lượng vừa đủ.
Chỉ cần lưu ý rằng, cái gì ít hay nhiều quá cũng không tốt. Giả sử nếu ăn quá nhiều chất xơ có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng, làm suy giảm thể chất. Khuyến cáo nên ăn khoảng 10-30 gram/ngày là thích hợp.
3. Không ăn quá nhiều dầu mỡ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu ăn quá nhiều dầu mỡ, thịt động vật là điều kiện gây ra các nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tụy sẽ tăng lên.
Các món thực phẩm chiên/rán nóng với dầu mỡ sẽ sản xuất ra chất benzopyrene, các amin dị vòng và acrylamide, được chứng minh là có thể liên quan đến tỉ lệ mắc ung thư phổi phụ nữ, trong khi đó, nếu ăn món ăn luộc hoặc làm chín trong lò vi sóng lại không xảy ra nguy cơ này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề xuất 5 gợi ý sinh hoạt hợp lý thông qua chế độ ăn uống để phòng chống ung thư như sau, bất kỳ ai cũng nên ghi nhớ điều này
- Hạn chế chất béo động vật.
- Tăng chất xơ thô.
- Giảm thịt.
- Tăng trái cây tươi và rau quả.
- Tránh béo phì.
Những thực phẩm nên ăn
Ở đây chúng tôi cũng xin giới thiệu một số loại thực phẩm chống ung thư mà bạn nên chú ý bổ sung vào thực đơn.
- Các loại rau họ cải, bao gồm bắp cải, cải thảo, củ cải, súp lơ, cải mỡ.
- Các loại rau thuộc họ hoa như hành tây, tỏi, hoa bách hợp… Lưu ý không nên nấu lửa quá to.
- Các loại trái cây: cam quýt, kiwi, táo, dứa.
- Các loại nấm: Nấm hương, mộc nhĩ, nấm kim châm, bất kỳ loại nấm dùng làm thực phẩm nào đều có thể ăn thường xuyên, chú ý rửa sạch và chế biến đúng cách.
- Ngũ cốc các loại như ngô, kê, khoai lang, yến mạch, lúa mạch, cẩn thận đừng xay xát quá kỹ.
Ngoài ra, nên chú ý ăn một lượng vừa phải các loại cá, động vật có vỏ và thịt. Nhưng cách chế biến tốt nhất là luộc, hấp với nước, không nên chiên rán nướng.
Giáo sư,Tiến sĩ Lý Bội Văn, thành viên ủy ban quốc gia Trung Quốc về phòng chống ung thư, chuyên gia đầu ngành khoa nội ung bướu Đông Tây y kết hợp Bệnh viện hữu nghị Trung Nhật thuộc Bộ y tế Trung Quốc
*Theo Health Sina, LifeTimes
theo Soha
“>