Chuyển tới nội dung

Cuộc đời mỗi người có thể trở nên thanh thản, an nhiên nếu bạn học được 2 chữ này!

  • bởi

Cuộc đời không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, thế nên, học được hai chữ này, muộn phiền, lo lắng có thể sẽ giảm đi rất nhiều.

Duyên phận, chính là gặp được người nên gặp. Phúc phận, đó là có thể cùng người hữu duyên trải qua những vui buồn trong cuộc sống.

Thứ gọi là “duyên mỏng”, có lẽ chỉ may mắn quen biết, dù cho đi sát vai nhưng cuối cùng vẫn bước qua nhau như người xa lạ. Thứ gọi là “duyên sâu”, dù hẹn gặp trễ vẫn chung bước, chẳng thể xa rời.

Có thể gặp mà không thể cầu, ấy gọi là “mối duyên thượng đẳng”. Có cầu, có gặp, ấy được gọi là “mối duyên trung đẳng”. Không cầu vẫn gặp, ấy được gọi là “mối duyên hạ đẳng”.

Nhưng bất luận là mối duyên phận nào, chỉ cần hữu duyên, ta đều cần dùng tất thảy thiện tâm và quý trọng để đối đãi.

Cảnh giới tối cao nhất của thiện tâm là sống giống như nước, tạo phúc cho vạn vật mà không màng danh lợi.

Nước từ chỗ cao tìm về nơi thấy, đó là đức tính khiêm tốn. Nước chảy băng băng một nẻo ra biển, đó là sự kiên trì. Nước lúc cứng, lúc lỏng, lúc cương, lúc nhu, đó là một loại năng lực.

Biển lớn dung hòa trăm sông, đó là một loại đức độ. Nước chảy đá mòn, đó là một thứ nghị lực. Nước tẩy rửa bùn đất, đó là một loại dâng hiến.

Đời người chẳng khác nào sông đổ ra bể, mà lòng người cũng nên giống uyển chuyển, mệnh mang tựa dòng nước: Thích giúp đỡ mọi người mà không tính tới hồi báo, đạm bạc, minh chí, khiêm tốn, có nhu, có cương…

Học được cái thiện của nước, tấm lòng sẽ hóa thành biển lớn. Khi tâm đã thiện, duyên tự khắc tìm đến.

Ở đời nên học hai chữ “tùy duyên”

Trên thế giới này, chẳng có con đường nào trải đầy hoa hồng, cũng không có cuộc đời ai mãi thuận buồm xuôi gió.

Mọi chuyện không thể luôn luôn theo ý của chúng ta, nên nhân sinh mới có phiền não và ưu sầu. Khi những chuyện không muốn xảy đến, bạn sẽ tìm cách đối mặt với chúng ra sao? Hãy bình thản và lựa chọn hai chữ: “Tùy duyên”.

Có câu: “Tùy duyên tự thích, phiền não sẽ đi”. Kỳ thực, tùy duyên chính là một kiểu mạnh dạn, là cách chọn lựa của người mưu trí, đôi khi cũng là cái cớ biện bạch của kẻ ngu ngơ. Vậy “tùy duyên” là như thế nào?

“Tùy duyên” không phải buông xuôi phó mặc, mà học cách đối diện mà không oán hận, không nóng nảy, không thái quá, không ép buộc.

“Tùy duyên” không phải là tùy tiện, mà là học cách nắm chặt thứ hữu duyên, buông bỏ thứ vô duyên, không bi quan, không khiên cưỡng, không hoảng loạn.

Duyên ở thì giữ, duyên đi thì tùy. Có vậy cuộc sống mới có thể an nhiên, lạc quan, tĩnh tại.

Đôi khi, đối mặt với cuộc sống, ta phải thỏa hiệp, phải nhận nhịn, phải nhân nhượng. Bởi nhân sinh thất thường nào khác chi thời tiết, có lúc nắng tràn rực rỡ, có lúc lại như mưa rơi, thác đổ.

Cương quyết, mạnh mẽ có chỗ tốt, nhưng nhẫn nhịn, thỏa hiệp lại mang những ưu điểm riêng. Trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào, chúng ta đều cần nhận định tình hình chính xác để hành sự thỏa đáng.

Thỏa hiệp không nhất thiết là tất cả mọi việc đều phải nhân nhượng. Mà nhân nhượng cũng không đồng nghĩa chấp nhận vô năng trong mọi chuyện.

Dĩ hòa vi quý, tùy thế lựa thời cũng là một dạng trí khôn.

Kỳ thực, cuộc sống vui vẻ hay khổ đau đều do nội tâm của chúng ta quyết định.

Dùng tấm lòng tốt đẹp để thưởng thức vạn vật, lấy chân tình đổi lấy chân tình, mang trách nhiệm để gánh vác công việc, dùng khiêm tốn để thừa nhận sai lầm.

Lấy lòng kiên nghị để theo đuổi lý tưởng. Dùng lòng bao dung để tha thứ lỗi lầm. Đưa lòng biết ơn để đối đãi người có công. Mang tấm lòng chân thực để chấp nhận hiện thực. Và lấy lòng dứt khoát để buông bỏ những thứ không thuộc về mình.

Tất cả những việc ấy, đều cần tới hai chữ “tùy duyên”. Khắc cốt ghi tâm hai chữ này, dù nhân sinh có khổ ải tới nhường nào, bạn nhất định có thể tận hưởng cuộc sống một cách an lạc, tự tại.

(shvn)

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status