Chuyển tới nội dung

Đại khuyết điểm lớn nhất của đời người, muốn công thành danh toại hãy vứt bỏ ngay

  • bởi

Đại khuyết điểm lớn nhất của đời người, muốn công thành danh toại hãy vứt bỏ ngay

Kiêu ngạo chính là khởi nguồn của mọi thất bại ai cũng dễ dàng mắc phải.
Kiêu ngạo chính là con đường dẫn tới bại vong

Kiêu ngạo hay ngạo mạn đến từ sự so bì, phân biệt. Bắt đầu từ việc so sánh bản thân với người khác, rồi từ đó những sự cố chấp về danh, lợi, quan niệm…của bản thân được hình thành.

Khi trong con người chúng ta có sự xuất hiện của tính ngạo mạn, trên mặt rất dễ lộ ra vẻ cứng rắn và cự tuyệt, hành động và lời nói trở nên kì quặc và khó chịu, giao tiếp với người khác cũng không được thoải mái, cởi mở.

Những ai có tính kiêu ngạo cao đi đến đâu cũng muốn được người khác công nhận và tán thưởng, không muốn hợp tác với người khác.

Con người nếu có tính kiêu ngạo thì sẽ dẫn tới xem thường người khác, trong tất cả các phương diện đều coi thường cảnh giác, làm loạn, vì thế thất bại cũng là điều tất yếu.
Kiêu ngạo cũng chính là con đường tự tìm đến thất bại do chính mình mở lối, vậy nên cổ nhân có câu nói rằng: “Kiêu binh tất bại”. Đại văn hào vĩ đại nhất lịch sử nước Anh Shakespeare cũng từng nói: “Một người kiêu ngạo thường có kết quả sau cùng là chết chính trong sự kiêu ngạo của mình”.

Ngạo mạn là một trở ngại rất lớn đối với người tu hành. Đặc biệt là những người tu hành có tính giác ngộ cao và có học vấn cho dù có một vị thiền sư uyên thâm Phật pháp ở bên cạnh thì họ cũng sẽ vì sự ngạo mạn của mình mà bỏ qua cơ hội được lĩnh hội Phật pháp.

Từ ngạo mạn sinh ra đố kị, mà tạo cho mình đủ loại thân, khẩu, ý ác nghiệp. Bản thân sẽ thường xuyên có cảm giác bị tụt lại phía sau, lâu dần sẽ thành tự bế và cảm giác mình là kẻ thất bại.

Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, thất bại của Quan Vũ thảy đều do tính kiêu ngạo của mình mà gây ra. Quan Vũ là một mạnh tướng thiện chiến, có dũng có mưu. Nhưng Quan Vũ cũng chỉ vì cái tính tự cao tự đại của mình mà dẫn tới chết không toàn thây.

Ngược lại, Lục Tốn thân vốn là người đa mưu túc trí, khi lên làm tướng lại viết thư, dâng lễ lấy lòng Quan Vũ. Quan Vũ đắc ý ngạo mạn, đối với lời can gián của người khác thì coi khinh, chỉ cho rằng những gì mình nhận định mới là đúng, còn người khác chỉ là đồ vô dụng, cuối cùng nhận quả đắng bị quân Ngô bao vây và sát hại.

Nếu như người tu hành có tính ngạo mạn là điều dễ hiểu nhưng nếu người tu hành mà không nhìn thấy sự ngạo mạn của chính mình thì chính là làm vấy bẩn Phật pháp.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status