Không phải ai cũng biết cách cư xử sao cho lịch thiệp và khéo léo. Tuy nhiên chỉ cần chú ý vài điều sau đây là bạn đã có thể được mọi người yêu mến hơn rồi.
1. Đừng dùng bí mật của mình hay bất kì ai khác để đổi lấy một người bạn.
2. Cái tật hơi quen thân một chút đã có gì nói đó, nhất định phải sửa.
3. Dù có được mời, cũng hãy chủ động đề nghị trả tiền hoặc chia tiền, đừng quên điều đó. Nếu người ta trả tiền cho mình, lần sau hãy đến lượt mình trả. Đừng ăn không của ai cái gì.
4. Khi được mời đến nhà ai đó dùng cơm, ít nhất hãy biết phụ dọn dẹp khi cần.
5. Giữa người với người luôn cần có một “giới hạn”, bạn không nên dễ dàng bình luận, đánh giá và lan truyền chuyện của người khác, nếu không trong mắt mọi người, bạn giống như một kẻ “ngồi lê đôi mách” và “ăn nói hàm hồ”.
6. Có gì thì cứ nói ra, đừng đợi đối phương tự hiểu, bởi đối phương không phải là bạn, không biết bạn muốn gì.
7. Hài hước là một nhân tố cực kì quan trọng khi ứng xử trong giao tiếp. Đó là cách an toàn nhất cho mọi cuộc xung đột, là chìa khóa để mở “cánh cửa lòng”. Lời đối đáp khôn ngoan, thông minh, dùng ngôn ngữ hài hước để phê phán thường mang lại hiệu quả lớn hơn nhiều.
Bởi thế đối với những việc nhỏ nhặt, đặc biệt là những lời nhắc nhở thiện chí, hãy nói một cách vui vẻ, hài hước thì sẽ không khiến người nghe cảm thấy khó chịu, họ sẽ thoải mái chấp nhận lời nhắc nhở của bạn, mà mối quan hệ giữa hai bên sẽ càng thân thiết hơn.
8. Những lời không nên nói trước mặt, cũng đừng nói sau lưng.
9. Dùng câu “cảm ơn bạn” thay cho câu “cảm ơn”, tuy chỉ có thêm một chữ, nhưng lại chân thành hơn nhiều lần.
10. Trong cuộc sống có trường hợp không thể vòng vo, bóng gió, tế nhị mà phải bày tỏ quan điểm, thái độ của mình một cách thẳng thắn, kiên quyết. Lúc đó phải diễn đạt vào thẳng nội dung chính của vấn đề để biểu hiện ý chí và lòng tin ở bản thân. Đối với những vấn đề then chốt không nên tỏ ra quá cân nhắc, đắn đo làm cho người nghe cảm thấy thiếu tin tưởng, do dự.
11. Đừng bao giờ xem điện thoại của người khác khi chưa được họ đồng ý. Khi ai đó đưa điện thoại cho bạn xem ảnh, bạn chỉ cần xem thôi, đừng bấm sang hình tiếp theo.
12. Đừng quen thân với ai quá nhanh, đừng cho rằng ban đầu các bạn có chung chủ đề trò chuyện thì sẽ có nhiều điểm tương đồng, tưởng rằng là tri âm song gặp nhau quá muộn, có những lúc lời nói nhiều thế nào cũng có thể là giả, cùng nhau trải nghiệm mới là thực sự.
13. Nguyên tắc khi sử dụng nước hoa là dùng một cách vừa đủ với mùi hương nhẹ nhàng. Nếu bạn vẫn có thể ngửi thấy mùi nước hoa của bạn vào buổi tối, tức là cả ngày hôm nay mọi người đã mệt mỏi với mùi hương của bạn.
14. Có hai loại người đáng để bạn tin tưởng, người không nói hai lời liền cho bạn vay tiền, và người giữ lời hứa trả lại tiền cho bạn.
15. Cho dù bạn có gặp được những người bạn tốt giàu có thế nào đi chăng nữa, thì quy luật bất di bất dịch trong các mối quan hệ giữa người với người là trao đổi công bằng, đừng bao giờ có ý dựa vào bất cứ ai.
16. Khi người khác hỏi những điều mà bạn không muốn trả lời, hãy cười và hỏi: “Tại sao bạn lại muốn biết điều đó?”.
17. Hãy lắng nghe ý kiến của người khác nói về mình là một trong những nguyên tắc ứng xử quan trọng trong cuộc sống, một là có thể gây ấn tượng với người khác rằng bạn là người khiêm tốn, hai là sẽ khiến họ cảm thấy bạn là một người hiểu lí lẽ. Và việc “biết lắng nghe” luôn là một điều rất tốt cho tất cả chúng ta, giúp bản thân mỗi người tự hoàn thiện và thành công hơn trong cuộc sống.
18. Đừng dễ dàng dùng lời nói để làm tổn thương người khác, nhất là với những người thân thiết với chúng ta. Ông bà ta có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” – tất nhiên, “lựa lời” ở đây không bảo bạn là phải ăn nói một cách “khôn khéo, giả tạo”, mà cần cân nhắc lời nào nên nói, lời nào không nên nói, đừng “xát muối” vào người khác. Tốt nhất là nên “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”.
19. Đừng lộ ra vẻ mặt chán ghét trước mặt người mà bạn ghét, đừng nói xấu người mà bạn ghét trước mặt người có quen biết người kia.
20. Hãy có thái độ tốt với những người làm trong ngành dịch vụ.
Những quy tắc này nói ra thì nhiều nhưng nếu bạn chịu khó để ý và thử đặt mình vào vị trí người khác bạn sẽ biết cách làm thế nào cho đúng.
“>