Chuyển tới nội dung

Đức mỏng mà ngôi cao chính là mầm tai họa của nhân sinh

  • bởi

“Đức không xứng vị” thì sớm muộn con người ta cũng phải trả lại những gì không xứng đáng được nhận mà thôi.

Vì sao có rất nhiều người tuổi còn trẻ đã sớm lìa đời? Vì sao có một số người vừa nổi danh lại tự tử? Vì cớ gì một số người vừa thăng quan tiến chức lại lâm bệnh nặng? Lại vì sao có một số người vừa mới sắm nhà lầu xe hơi lại bị tai nạn xe cộ mà qua đời? Rốt cuộc, nguyên cớ tại vì sao?

Chính là vì bốn chữ này: “Đức không xứng vị”.

Hết thảy những thứ như của cải, trí tuệ, địa vị của chúng ta, người xưa chỉ dùng một chữ “vật” để nói lên tất cả. Vật là tài vật, là của cải, “Hậu đức tái vật” (giàu đức mới có nhiều của cải), kỳ thực chính là điều mà chúng ta gọi là phúc báo, có nhiều đức mới có thể có nhiều của cải, mới có thể đưa đến phúc báo.

Nhưng ngược với “Hậu đức tái vật” là câu: “Đức không xứng vị”. “Vị” chính là những đãi ngộ mà chúng ta được hưởng, câu này có nghĩa là đức hạnh của chúng ta không xứng với phúc báo mà ta đang hưởng.

Nói cách khác, cũng giống như một chiếc bàn có thể chịu tải trọng được 10 phần sức nặng, nhưng nay chúng ta đặt lên nó tới 20 hay 50 phần sức nặng, thì hỏi chiếc bàn sao có thể chịu nổi đây? Gánh một sức nặng quá sức mình như vậy, nó sẽ lung lay, nó sẽ biến dạng, đây chính là dấu hiệu báo trước của việc sụp đổ.

Ảnh minh họa. 

Nhà Phật thường có câu: Muốn biết thời quá khứ chúng ta đã làm gì thì cứ nhìn những quả báo chúng ta đang lãnh thọ trong hiện tại. Muốn biết thời tương lai của chúng ta sẽ ra sao thì cứ nhìn những hành động của chúng ta trong hiện tại.

Đức Phật dạy: “Tất cả chúng sinh đều mang theo cái Nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì cái nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa chúng sinh”.

Có dụng tâm thiện hay ác là Ý Nghiệp, mặc dù ý nghĩ đó chưa thành lời nói, chưa thành văn viết hay hành động. Một người tuy cả ngày không nói, không làm gì, nhưng đầu óc luôn bày mưu tính kế với những thủ đoạn gian lận, xấu xa, v.v… thì những mưu gian, kế độc của hắn ta, tuy chưa thực hiện, nhưng đã tác ý, cũng đều là những Ý Nghiệp xấu, tương lai sẽ mang lại quả báo xấu. Nẩy ra ý kiến rồi lại đem thân đi tạo tác, thì đó là Thân Nghiệp.

Nên biết rằng, tiền tài, quyền lực, danh vọng đều là do phúc báo của mình, đều là nhờ vào đức của bản thân mà có được, vậy chúng ta có được những thứ đó chưa? Dựa vào điều gì mà thừa hưởng chúng? Là dựa vào đức hạnh của bản thân, dựa vào những gì bản thân cống hiến cho xã hội.

Chúng ta có thể hưởng thụ hết thảy, cũng là nhờ phúc báo của mình. Ví như chúng ta được ăn ngon, được mặc đẹp, những thứ này cũng được gọi là phúc báo. Người xưa từng nói: “Quý thức ăn, quý áo mặc”, chúng ta cần phải biết yêu quý nó, làm người phải biết quý, biết luyến tiếc phúc, chúng ta phải biết quý trọng phúc báo của mình, không nên đi tiêu hao nó một cách phung phí, dễ dàng.

Một người là làm thế nào để được giàu sang phú quý? Là từ bố thí mà có được, càng bố thí càng giàu có. Mà ngày nay, có rất nhiều người tuổi trẻ không đủ đức hạnh, chẳng đóng góp công lao gì cho xã hội, liền mù quáng truy cầu hưởng thụ, chỉ biết chú trọng ăn đắt mặc sang, không kể một năm du lịch nước ngoài bao nhiêu lần, ăn bữa cơm cũng tiêu mất một lượng tiền thật lớn, những việc này hết thảy đều là tự gieo mầm họa cho bản thân.

Xin hãy nhớ thật kỹ rằng: Đức mỏng mà vị cao, công ít mà của nhiều, trí thiếu mà mưu lớn, đều là tai họa đang ẩn mình. Ý tứ chính là: Một người có phẩm đức thấp kém lại ngồi ở vị trí quan trọng, một người có công lao đóng góp rất nhỏ lại chiếm giữ nhiều của cải, một người trí tuệ kém cỏi nhưng lại nắm giữ quyền to, thì cũng là như đang ẩn nấp một mối họa lớn.

Chỉ có hiểu rõ đạo lý này, mới có thể hiểu được thế nào là phúc phần, thế nào là an tâm hưởng phúc. Cũng như Chu Dịch có viết: “Nhà làm việc thiện tất sẽ được hưởng nhiều phúc; nhà làm việc ác, tất sẽ gặp nhiều họa”.

Đức không xứng vị, tất sẽ có tai họa. Đức mỏng mà vị cao, trí ít mà mưu lớn, lực yếu mà mang nặng, như vậy chuyện tốt đẹp sẽ không bao giờ tìm đến.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status