Đức Phật ngồi trên đài sen, luôn hướng lòng đưa tay phải lên ngang tầm ngực, lòng bàn tay xoay ra phía ngoài, các ngón tay hướng thẳng lên trên. Đó là biểu thị của việc ngài đã đạt đến cảnh giới tối thượng, không còn sợ hãi bất cứ điều gì nữa.
Lý do Đức Phật luôn hướng lòng bàn tay phải ra ngoài
Phật luôn dạy con người phải tránh tức giận, nóng vội, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ khuyên con người đừng sợ hãi. Muốn biết nguyên nhân tại sao lại vậy? Chúng ta hãy nhớ đến hình ảnh Đức Phật ngồi trên đài sen, và để ý ngài luôn hướng lòng đưa tay phải lên ngang tầm ngực, lòng bàn tay xoay ra phía ngoài, các ngón tay hướng thẳng lên trên. Đó là biểu thị của việc ngài đã đạt đến cảnh giới tối thượng, không còn sợ hãi bất cứ điều gì nữa.
Thủa Đức Phật còn là người trần mắt thịt, chứng kiến cảnh nhân gian chìm trong thống khổ, bệnh tật đã sợ hãi vô cùng. Vì sợ, nên ngài quyết chí tu hành để bản thân thoát khỏi khổ ải luân hồi, cứu vớt chúng sinh khỏi bể khổ trầm luân. Khi đã thông tuệ đủ mọi chuyện, kinh qua ngàn kiếp nạn đã thấu rõ mọi sự, tự khắc không còn sợ hãi gì nữa.
Biết đối diện với nỗi sợ sẽ tìm ra con đường thoát khỏi phiền não
Con người không phải Đức Phật, chúng ta không thể tránh khỏi việc sợ hãi. Đó là một bản nặng giúp con người tự bảo vệ mình, không sa chân vào những cạm bẫy hiểm nguy. Thậm chí nếu biết chấp nhận và đối mặt sẽ tạo ra một nguồn năng lượng mạnh mẽ, giúp chúng ta tạo ra những kỳ tức đáng khâm phục trong tương lai.
Vì không biết đối diện với nỗi sợ của bản thân, luôn chạy trốn và phủ nhận, nên con người mới bị mắc kẹt trong phiền não. Thế nên, hãy đứng dậy và bước đi, tìm cách khắc phục và tự hoàn thiện chính bản thân mình. Kinh nghiệm và trí tuệ chính là tấm áo giáp kiên cố, bảo vệ bạn trước mọi sóng gió cuộc đời.