Phật răn dạy con người sử dụng lợi nhuận trong kinh doanh như thế nào để tạo phúc đức 3 đời?
Kinh doanh là công việc nhanh giàu. Đặc biệt, khi xã hội phát triển, nhu cầu tiêu dùng càng nhiều thì hình thức buôn bán càng đa dạng và mở rộng
Kinh doanh là một cách dấn thân. Lúc này, thương trường cũng là cõi Phật. Đó cũng là một cách tu, thậm chí tu như thế còn phiền nhiễu gấp mấy trong chùa, nhưng nhờ đó thành quả cũng lớn hơn.
Hiện nay có không ít doanh nghiệp chỉ nghĩ đến cách thu lợi nhuận càng nhiều càng tốt, từ đó doanh nhân đã đánh mất đạo đức, đánh mất lương tâm nghề nghiệp.
Thành công của một người có thể được đánh giá qua những gì họ phải từ bỏ để có được điều hằng mong muốn. Với một doanh nghiệp, sự tăng trưởng về lâu về dài còn quan trọng hơn cách “đi tắt đón đầu”; từ bỏ một vài mục tiêu chưa hẳn đã đem lại bất lợi mà có thể tạo ra những kết quả khả quan bất ngờ. Khi đã bước vào giai đoạn ăn nên làm ra, điều đáng giá nhất với doanh nghiệp chính là thời gian bỏ ra để gây dựng và phát triển. Thậm chí qua thời gian, giá trị những cổ phiếu hay tài sản dễ biến đổi về giá nhất định cũng tăng lên. Một bí quyết kinh doanh quan trọng mà những người làm kinh doanh phải khắc cốt ghi tâm, đó là mối quan hệ tốt đẹp nhất chỉ có được khi những giá trị căn bản đằng sau nó lớn hơn nhu cầu nhỏ bé của mỗi cá nhân. Do đó, biết hy sinh vì lợi ích chung không phải là thiệt thòi, mà chính là vinh quang vậy.
Đức Phật thường dạy chúng ta nên có lối sống “Thiểu dục tri túc”, ít muốn biết đủ. Nghĩa là bỏ bớt lòng tham, từ bỏ ham muốn không cần thiết. Có người hiểu lầm rằng thiểu dục tri túc sẽ ngăn cản sự phát triển của con người, của xã hội nói chung và không thích hợp với người kinh doanh nói riêng.
Ngài khuyên chúng ta một khi đã cố gắng tối đa trong công việc của mình thì nên bằng lòng với kết quả đạt được. Đừng muốn vượt hơn khả năng mình, rồi phải buồn khổ, thất vọng, hay ganh tức, đố kỵ, hãm hại người để tiến thân, chiếm lợi cho mình.
Trong kinh Tăng chi, Đức Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, có năm nghề buôn bán mà người cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm?
- Không buôn bán vũ khí.
- Không buôn bán người.
- Không buôn bán các chất gây say.
- Không buôn bán thịt.
- Không buôn bán thuốc độc.
Khi kinh doanh, thu được lợi nhuận, Phật cũng dạy chúng ta phải biết sử dụng lợi nhuận có ý nghĩa, bằng cách chia lợi nhuận làm ba phần:
– Phần thứ nhất nhập vào vốn cũ.
– Phần thứ hai để chi tiêu cho nhu cầu gia đình.
– Phần thứ ba dùng làm việc công ích xã hội gồm những việc từ thiện, hay cúng dường Tam bảo, phát triển đạo pháp. Việc này làm lợi ích cho nhiều người và tạo ra phước báo làm hành trang cho cuộc sống giàu có, bền vững trong một đời cho đến nhiều đời.