Hiểu biết về cuộc sống hơn sẽ giúp ta trân trọng những gì mình trải qua và có được cuộc sống hạnh phúc hơn. Gia đình mới giới thiệu bài giảng của Thích Đạt Ma Phổ Giác:
Ý nghĩa về cuộc sống
Có khi nào trong cuộc sống với bộn bề công việc, ta biết dừng lại để tự hỏi chính mình sinh ra đời để làm gì?
Chắc chắn ai cũng nói rằng để lập gia đình, sinh con đẻ cái nối dõi tông đường? Để gây dựng sự nghiệp tương lai cho bản thân và gia đình?
Từ quan niệm đó chúng ta chạy theo tiền tài, danh lợi, địa vị, tình yêu, sắc đẹp, của cải và ăn sung mặc sướng!Cuộc sống của chúng ta khi có mặt trên cõi đời này là phải ăn với uống để bảo tồn mạng sống, lớn lên rồi lấy vợ, lấy chồng để phát triển giống nòi nhân loại.
Từ đó sinh chấp ngã và muốn chiếm hữu để bảo vệ gia đình mình, đất nước mình, người có quyền cao chức trọng nếu không tin sâu nhân quả sẽ tham nhũng làm lãng phí, gây thiệt hại trầm trọng tài sản của chung.
Có khi nào trong cuộc sống với bộn bề công việc, ta biết dừng lại để tự hỏi chính mình sinh ra đời để làm gì?
Chắc chắn ai cũng nói rằng để lập gia đình, sinh con đẻ cái nối dõi tông đường? Để gây dựng sự nghiệp tương lai cho bản thân và gia đình?
Từ quan niệm đó chúng ta chạy theo tiền tài, danh lợi, địa vị, tình yêu, sắc đẹp, của cải và ăn sung mặc sướng!
Thật chất ta lớn lên lấy vợ lấy chồng không phải để thỏa mãn tình cảm nhục dục hay lấp vá khoảng trống cô đơn, mà là để học sự thương yêu trong hiểu biết và biết cách hòa hợp của hai trái tim, khi sống chung với nhau trong một mái ấm gia đình.
Tất cả mọi người trên thế gian này ai cũng phải điều biết “tu tâm”, nghĩa là chúng ta chừa bỏ những tâm niệm xấu ác có tính cách làm tổn hại cho người và vật.
Nhờ vậy, chúng ta ngày càng mở rộng tấm lòng từ bi rộng lớn, để san sẻ nỗi khổ niềm đau, làm vơi bớt sự bất hạnh và sống tốt hơn, bằng tình người trong cuộc sống.
Con người có tu mới sống được an vui hạnh phúc và khi gặp cảnh mất mát khổ đau của bản thân và gia đình, cũng không làm cho ta phải thất chí nản lòng vì ta đã có niềm tin nhân quả, niềm tin chính mình, hạnh phúc hay khổ đau là do mình tạo lấy.
Hiểu biết về nhân quả sẽ hưởng trái ngọt hạnh phúc gia đình
Chúng ta đã gieo nhân trước kia thì giờ đây gặt quả, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, kết quả tốt hay xấu khi hội đủ nhân duyên quả báo liền đến.
Chúng ta tu để làm gì? Và tu như thế nào để cho được an vui, hạnh phúc? Người đời làm việc xấu ác, vì không tin tâm mình là Phật.
Con cái không hiếu thảo cha mẹ, vì không tin sâu nhân quả. Trẻ em không chịu vâng lời thầy cô giáo chỉ dạy, không siêng năng chăm chỉ học hành, vì chẳng biết tu tâm.
Gia đình sống không vui vẻ thuận thảo, không biết kính trên nhường dưới, vì chẳng biết tu tâm. Xã hội hay nói nặng, mắng chửi kiện cáo nhau vì chẳng biết tu tâm.
Thế giới đấu tranh tham lam giành giật giết hại lẫn nhau, vì chẳng biết tu tâm.
Phật tử tu hành hay bị thối chuyển, bởi vì hay cầu khẩn van xin không tin tưởng chính mình, ỷ lại vào bên ngoài.
Mọi người ai cũng có khả năng nhận diện tâm qua sự xúc chạm thấy nghe hay biết, mới có thể trở nên hiền từ, sống chân thật, đạo đức và biết giúp đỡ, sẻ chia bằng tình người trong cuộc sống.
Gia đình người thân biết tu tâm thì mới được bình yên, an vui, hạnh phúc. Xã hội có tu tâm, thì đất nước mới an cư lạc nghiệp trên tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim hiểu biết.
Thế giới ai cũng biết tu tâm, thì mọi người sống trong hòa bình. Phật tử biết tu tâm, mới mau vượt qua biển khổ sông mê.
Và Phật dạy không thấy ai là kẻ thù, chỉ có người chưa thông cảm với nhau mà thôi, cho nên chúng ta phải bình đẳng thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, bằng trái tim hiểu biết.
Một người biết làm lành, tránh xa những điều xấu ác thì người ấy trở nên hiền từ và đức độ. Cả gia đình đều tránh dữ làm lành, thì mọi người đều được bình yên, hạnh phúc. Cả nước đều tránh giữ làm lành thì tất cả mọi người đều sống trong an lạc thái bình.
Hết thảy mọi người đều tránh dữ làm lành, thì chúng ta sẽ sống trong thế giới đại đồng, hưởng trọn vẹn niềm vui cực lạc.
Trong cuộc sống của chúng ta ai cũng mong cầu hạnh phúc nên suốt đời cứ mãi tìm kiếm để vượt qua hai điều thiếu thốn: Thứ nhất là thiếu thốn về vật chất và thứ hai là thiếu thốn về tinh thần.
Người thiếu thốn về vật chất thì cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, có khi không nhà cửa hoặc có thì với túp lều lụp sụp, thân phải khổ sở nhọc nhằn làm thuê làm mướn, đầu tắt mặt tối mà nợ nần vẫn chồng chất.
Người thiếu thốn về tinh thần thì tham lam, ích kỷ, gian xảo, dối trá, ganh ghét tật đố, lường gạt, đầu trộm đuôi cướp gây ra nhiều tội lỗi làm tổn hại đến gia đình người thân và xã hội.
Thế gian con người chỉ lo thiếu thốn về vật chất, mà ít ai nghĩ ngợi và lo lắng đến tinh thần!