1. Tọa lạc tại số 42 Hàng Bạc, đình Kim Ngân có từ đầu thời Hậu Lê, được dựng bởi ông Lưu Xuân Tín. Ông là người làng Châu Khê (Hải Dương) làm quan Thượng thư bộ Lại thời Vua Lê Thánh Tông đã đưa cả làng ra đây làm nghề đúc bạc cho triều đình.Khi đó, đình vừa là nơi thờ Tổ bách nghệ Hiên Viên, vừa là nơi nhận nguyên liệu và nộp thành phẩm cho Ty quan – cơ quan đại diện cho triều đình. Ngày nay đình có diện tích 575 m2, là ngôi đình rộng nhất phố cổ. Đình có kiến trúc cơ bản gồm: Nghi môn, sân, tiền tế, hậu cung kiến trúc theo kiểu chữ “công”.Những năm 2000 trở về trước, đình Kim Ngân từng bị xuống cấp trầm trọng và là nơi sinh sống của nhiều hộ gia đình. Từ năm 2009, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã cho di dời các hộ dân và tôn tạo đình khang trang như ngày nay.Sau khi đưa vào hoạt động, đình không chỉ mở cửa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn trở thành nơi trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về nghề, tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian góp phần phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu phố cổ.Đến thăm đình Kim Ngân, du khách vừa cảm nhận vẻ đẹp cổ kính của ngôi đền, vừa có thể chiêm ngưỡng những sản phẩm kim hoàn tinh xảo được trưng bày trang trọng, là sự nối tiếp truyền thống lâu đời của những người thợ kim hoàn phố Hàng Bạc.2. Nằm ở số 7 Hàng Vải, đình Đông Thành còn được gọi là đình Hàng Vải, là một trong những ngôi đình cổ có không gian rộng rãi và kiến trúc đẹp nhất khu phố cổ Hà Nội.Theo các sử liệu, đình có tuổi đời trên dưới hai thế kỷ. Các công trình kiến trúc hiện nay của ngôi đình cổ được tập trung trong một không gian khép kín, bao gồm: Nghi môn, Tiền tế, Ống muống và Hậu cung, hợp thành hình chữ Công với tổng diện tích 460m2.Hậu cung của đình là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Tượng của Ngài được tạc bằng gỗ cao 1,5m, ngang 0,8m, ngồi oai nghiêm trên ngai rồng, mắt mở to, đầu trần, chân đất, tóc xoã sau lưng.Ngày nay, đình Đông Thành là một địa điểm tâm linh thu hút nhiều người dân đến hành lễ, đồng thời là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước ở khu phố cổ Hà Nội.3. Nhà cổ 38 Hàng Đào có một lịch sử đặc biệt mà không phải ai cũng biết. Ngôi nhà này nguyên là đình Đồng Lạc, được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ 17) với quy mô bề thế. Do chiến tranh, đình bị phá huỷ. Năm 1941, nhà được xây lại hai tầng, theo kiến trúc kết hợp truyền thống – hiện đại.Sau khi xây lại, tầng một của công trình được sử dụng để buôn bán và ở, ngôi đình được chuyển lên tầng hai. Vào năm 2000, ngôi nhà được cải tạo để phục vụ cho hoạt động du lịch của phố cổ, phần lớn kiến trúc cũ vẫn được gìn giữ.Ngôi đình nằm ở phần phía sau của tầng hai, được chia làm hai gian. Gian ngoài có một bàn thờ bằng gỗ bên trên đặt lư hương, hai bên có giá chuông, giá trống. Gian trong có các bàn thờ đặt bài vị của Tổ nghề cùng các vị Thành hoàng của Thăng Long: Bạch Mã, Linh Lang, Cao Sơn.Với vị trí đắc địa gần bờ hồ Hoàn Kiếm, ngày nay nhà cổ 38 Hàng Đào/ đình Đồng Lạc là một trong những điểm đến nổi bật, thu hút nhiều du khách ở phố cổ Hà Nội.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
1. Tọa lạc tại số 42 Hàng Bạc, đình Kim Ngân có từ đầu thời Hậu Lê, được dựng bởi ông Lưu Xuân Tín. Ông là người làng Châu Khê (Hải Dương) làm quan Thượng thư bộ Lại thời Vua Lê Thánh Tông đã đưa cả làng ra đây làm nghề đúc bạc cho triều đình.
Khi đó, đình vừa là nơi thờ Tổ bách nghệ Hiên Viên, vừa là nơi nhận nguyên liệu và nộp thành phẩm cho Ty quan – cơ quan đại diện cho triều đình. Ngày nay đình có diện tích 575 m2, là ngôi đình rộng nhất phố cổ. Đình có kiến trúc cơ bản gồm: Nghi môn, sân, tiền tế, hậu cung kiến trúc theo kiểu chữ “công”.
Những năm 2000 trở về trước, đình Kim Ngân từng bị xuống cấp trầm trọng và là nơi sinh sống của nhiều hộ gia đình. Từ năm 2009, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã cho di dời các hộ dân và tôn tạo đình khang trang như ngày nay.
Sau khi đưa vào hoạt động, đình không chỉ mở cửa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn trở thành nơi trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về nghề, tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian góp phần phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu phố cổ.
Đến thăm đình Kim Ngân, du khách vừa cảm nhận vẻ đẹp cổ kính của ngôi đền, vừa có thể chiêm ngưỡng những sản phẩm kim hoàn tinh xảo được trưng bày trang trọng, là sự nối tiếp truyền thống lâu đời của những người thợ kim hoàn phố Hàng Bạc.
2. Nằm ở số 7 Hàng Vải, đình Đông Thành còn được gọi là đình Hàng Vải, là một trong những ngôi đình cổ có không gian rộng rãi và kiến trúc đẹp nhất khu phố cổ Hà Nội.
Theo các sử liệu, đình có tuổi đời trên dưới hai thế kỷ. Các công trình kiến trúc hiện nay của ngôi đình cổ được tập trung trong một không gian khép kín, bao gồm: Nghi môn, Tiền tế, Ống muống và Hậu cung, hợp thành hình chữ Công với tổng diện tích 460m2.
Hậu cung của đình là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Tượng của Ngài được tạc bằng gỗ cao 1,5m, ngang 0,8m, ngồi oai nghiêm trên ngai rồng, mắt mở to, đầu trần, chân đất, tóc xoã sau lưng.
Ngày nay, đình Đông Thành là một địa điểm tâm linh thu hút nhiều người dân đến hành lễ, đồng thời là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước ở khu phố cổ Hà Nội.
3. Nhà cổ 38 Hàng Đào có một lịch sử đặc biệt mà không phải ai cũng biết. Ngôi nhà này nguyên là đình Đồng Lạc, được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ 17) với quy mô bề thế. Do chiến tranh, đình bị phá huỷ. Năm 1941, nhà được xây lại hai tầng, theo kiến trúc kết hợp truyền thống – hiện đại.
Sau khi xây lại, tầng một của công trình được sử dụng để buôn bán và ở, ngôi đình được chuyển lên tầng hai. Vào năm 2000, ngôi nhà được cải tạo để phục vụ cho hoạt động du lịch của phố cổ, phần lớn kiến trúc cũ vẫn được gìn giữ.
Ngôi đình nằm ở phần phía sau của tầng hai, được chia làm hai gian. Gian ngoài có một bàn thờ bằng gỗ bên trên đặt lư hương, hai bên có giá chuông, giá trống. Gian trong có các bàn thờ đặt bài vị của Tổ nghề cùng các vị Thành hoàng của Thăng Long: Bạch Mã, Linh Lang, Cao Sơn.
Với vị trí đắc địa gần bờ hồ Hoàn Kiếm, ngày nay nhà cổ 38 Hàng Đào/ đình Đồng Lạc là một trong những điểm đến nổi bật, thu hút nhiều du khách ở phố cổ Hà Nội.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.