Trong cuộc sống, ai cũng từng một vài lần đi vay tiền hoặc cho người khác mượn tiền. Những lúc như vậy đều cảm thấy rất khó khăn, cũng là bất đắc dĩ. Lời khuyên dưới đây của vị cao tăng sẽ giúp bạn hiểu ra được nhiều điều.
Một thanh niên tới chùa ngỏ ý muốn xin một lời khuyên từ vị cao tăng, bởi vì anh ta luôn cảm thấy khó khăn khi đi vay tiền hay cho người khác mượn tiền.
Điều khó làm nhất là gì? Là vay mượn!
Vị cao tăng nói với người thanh niên: “Trong lúc khó khăn, nếu có người cho thí chủ vay tiền thì chính là quý nhân của thí chủ. Không chỉ là tiền, một chút giúp đỡ thôi cũng là điều vô cùng đáng quý.
Thời nay người như vậy rất hiếm gặp, nếu như gặp được thì thí chủ nên trân quý cả 1 đời!
Người cho thí chủ mượn tiền lúc thí chủ đang khốn khó, không phải bởi người ta nhiều tiền quá không biết tiêu vào đâu, mà bởi vì họ muốn giúp đỡ thí chủ một chút vào lúc khó khăn ấy.
Thứ cho thí chủ mượn không phải là tiền, mà là một tấm lòng, là sự tin tưởng, là sự động viên, là niềm tin vào khả năng của thí chủ…”
Sự chân thành của bạn bè là tài sản của cả một đời người!
Hy vọng bạn bè có thể mãi đặt niềm tin nơi mình mà không đắn đo gì là điều khó mà làm được! Làm mất lòng tin nơi người khác chính là sự mất mát rất lớn trong đời người!
Người chủ động trả tiền trước trong các buổi hẹn, không phải bởi họ dư dả tiền bạc, mà bởi họ coi tấm chân tình với thí chủ còn hơn cả tiền bạc.
Lúc hợp tác có thể nhường thí chủ phần lợi hơn, không phải bởi họ ngốc, mà bởi họ là người biết sẻ chia.
Khi công tác nếu luôn chủ động nhận lấy phần việc khó, không phải bởi họ muốn thể hiện bản thân, ấy bởi đó là người có trách nhiệm với tập thể.
Khi gặp mâu thuẫn liền nói lời xin lỗi, không phải do họ sai, mà bởi họ biết điều gì mới đáng để giữ gìn hơn là cái tôi vị kỷ của bản thân.
Người nguyện ý giúp đỡ thí chủ không phải họ nợ thí chủ điều gì, mà bởi họ coi thí chủ là người đáng trân trọng.
Người ta giúp thí chủ vì mối lương duyên quý báu, không phải vì đó là bổn phận, bạn đừng coi đó là lẽ đương nhiên mà coi nhẹ.
(Suy ngẫm – mnmcn)