Nhà Phật từng răn dạy:“Làm việc thiện, quý ở chỗ làm một cách kiên trì không mệt mỏi. Từ nhỏ thành lớn, tích lũy từng chút dần trở nên nhiều. Lâu đài cao 9 tầng, ban đầu cũng từ tích lũy từng chút đất dần dần mà nên cao; hành trình nghìn dặm xa, lúc ban đầu cũng là từ đôi chân đi từng bước từng bước!”.
Chỉ cần làm việc tốt mỗi ngày, nhất định sẽ nhận báo đáp về sau
Câu chuyện dưới đây sẽ cho bạn thấy rằng, giúp đỡ người trong lúc hoạn nạn, khó khăn với khả năng của bạn nhất định bạn sẽ nhận được những điều tốt nhất.
Chuyện kể lại vào những năm Chính Thống, đời vua Anh Tông triều nhà Minh, có một người đứng đầu nhóm thổ phỉ tên là Đặng Mậu Thất. Ông ta lôi kéo người tạo phản ở vùng Phúc Kiến. Rất nhiều người trí thức và nông dân đều nghe theo ông ta nổi lên tạo phản. Hoàng đế liền cử quan Đô Ngự sử, người huyện Ngân là Trương Gian đi tìm kiếm và tiêu diệt bọn chúng.
Trương Đô Hiến (Đô Ngự sử họ Trương) dùng kế sách bắt sống được Đặng Mậu Thất. Về sau Trương Đô Hiến lại phái vị quan Bố Chính tỉnh Phúc Kiến là Tạ Đô Sự đi tìm bắt những tên thổ phỉ còn lại. Ông còn chỉ thị rằng, hễ bắt được kẻ nào là giết ngay. Nhưng Tạ Đô Sự không chịu giết người bừa bãi vì sợ giết lầm người.
Tạ Đô Sự liền đến các nơi tìm kiếm danh sách những người theo giặc. Khi tra ra được những ai không theo giặc, không có tên trong danh sách thì ông ngầm phát cho họ một lá cờ vải trắng nhỏ và giao ước rằng khi quân đi truy tìm bọn giặc đến vào ngày ấy thì họ phải đem lá cờ vải trắng ấy cắm ở nhà họ, để ra dấu hiệu rằng đây là nhà người dân trong sạch.
Hơn nữa, ông còn ra lệnh cấm quan binh không được giết bừa bãi. Do có biện pháp này của ông mà cuối cùng số người tránh khỏi bị giết lầm đợt ấy tính ra đến hơn một vạn.
Về sau con trai của Tạ Đô Sự là Tạ Thiên thi đỗ Trạng Nguyên, làm quan đến chức Tể tướng. Cháu nội của ông là Tạ Phi cũng thi đỗ Thám Hoa (học vị dưới trạng nguyên và bảng nhãn thời xưa), cũng chính là Tiến sĩ đệ tam danh.
Sống hạnh phúc hơn khi làm việc tốt
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
-Tố Hữu-
Đã có rất nhiều câu chuyện nói cảm giác của sự cho đi vô điều kiện rằng: Khi giúp đỡ được một người nào đó, cảm giác nhẹ nhõm sẽ khiến bạn cảm thấy vui sướng lâng lâng và nghĩ rằng đời này đáng sống ơn rất nhiều. Sự tử tế có thể tạo nên các phản ứng tích cực trong xã hội.
Giúp đỡ người khác sẽ làm cho mọi người yêu thích, đánh giá cao và tỏ lòng cảm kích bạn. Mọi người cũng sẽ đáp trả và giúp đỡ khi bạn cần sự tương trợ trong tương lai. Giúp đỡ người khác sẽ đáp ứng một nhu cầu cơ bản của con người là kết nối với những người khác, tạo nên sự biết ơn và tình bạn.
Khoa học cũng đã chứng minh được sức ảnh hưởng của lòng tốt đó là cảm giác hạnh phúc tột đỉnh. Dù bằng cách này hay cách khác thì điều đó vẫn luôn luôn đúng.
Lời kết: Vẫn có những câu hỏi rằng, tại sao một người lương thiện như vậy lại đoản mệnh, lại gặp nhiều sóng gió. Có phải cứ giúp đỡ người khác là nhận được phúc báo? Bất kể bạn có là ai trong cuộc đời này, chỉ cần bạn dơ tay giúp đỡ một người nhất định ông trời sẽ tự có an bài. Bởi thế mới có câu “Ở đời có phúc, có phần” là thế.