Không chỉ là một loại thực phẩm lành tình, khoai sọ còn giúp trị các bệnh như kiết lỵ, táo bón, đau dạ dày, đau khớp, sưng độc, bị bỏng, bệnh vẩy nến…
Khoai sọ là một trong những nguồn cung cấp chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn uống, khoảng 100g củ khoai sọ cung cấp cho 4,1g hoặc 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày. Cùng với chất xơ, carbohydrate phức sẽ làm chậm tiêu hóa và chất xơ trong chúng cũng giúp tăng dần lượng đường trong máu.
Củ khoai sọ chứa rất nhiều vitamin C và chất chống ôxy hóa khác có lợi cho việc giữ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bằng cách loại bỏ các gốc tự do, cơ thể sẽ tỉnh táo và chống lại nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Không chỉ giàu chất xơ, trong khoai sọ còn chứa cả vitamin và phốt pho tạo điều kiện tốt chữa những người bị viêm thận nên có thể dùng khoai sọ trong thực đơn hàng ngày như nấu với rau muống, canh thịt… nhưng nêm gia vị nhạt hơn so với những người bình thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khoai sọ nấu với gạo thành cháo, có thể cho thêm một chút đường sẽ có tác dụng phòng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mãn tính.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng từ gluxit được đưa vào cơ thể mỗi người một ngày nên chiếm 60-70% tổng năng lượng. Trong khi đó, khoai sọ chứa nhiều gluxit giúp cung cấp nhiều năng lượng, góp phần nuôi dưỡng tế bào thần kinh và chống suy nhược cơ thể. Nhất là đối với người mới ốm dậy, người bị gầy, có dấu hiệu suy nhược cơ thể thì nên dùng canh khoai sọ móng giò hay khoai sọ nấu thịt sẽ giúp cơ thể mau chóng phục hồi.
Ảnh minh họa
CÁC BÀI THUỐC HAY CHỮA BỆNH TỪ KHOAI SỌ
1. Khoai sọ trị kiết lỵ kéo dài, đại tiện ra máu
– Chuẩn bị 150g khoai sọ, 40g hoa hòe, 40g địa du.
– Cho tất cả các nguyên liệu vào sắc nước uống, mỗi ngày 2 lần.
2. Khoai sọ trị táo bón
– Chuẩn bị 50g gạo trắng, 250g khoai sọ và một ít muối.
– Khoai sọ gọt vỏ, xắt thành cục và nấu cháo với gạo. Nêm thêm muối và chút dầu ăn vào là được.
3. Khoai sọ trị nổi mề đay
– Chuẩn bị 75g cuống lá khoai sọ, 100g sườn heo.
– Cho tất cả nguyên liệu vào nồi hầm chung để ăn.
4. Khoai sọ trị ong chích, côn trùng cắn, rắn cắn
– Chuẩn bị thân khoai sọ đủ dùng.
– Thân khoai sọ giã nát, đắp lên chỗ bị thương, không đắp lên miệng vết thương để chất độc được thải ra ngoài.
5. Khoai sọ trị đau gân cốt, ưng độc
– Chuẩn bị 150g khoai sọ sống.
– Khoai sọ thêm một chút muối, giã nhuyễn thành dạng sệt, đắp lên chỗ bị thương, mỗi ngày thay thuốc 2 lần.
6. Khoai sọ trị đau thần kinh giữa sườn, bị thương phần cúng và phần mềm
– Chuẩn bị khoai sọ và gừng tươi mỗi thứ 50g, thêm bột mì đủ dùng.
– Khoai sọ giã nhuyễn, gừng giã nát vắt lấy nước, sau đó cho thêm một mì vào, khuấy thành dạng hồ, xem vết thương to hay nhỏ mà bôi lên. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
MÓN ĂN NGON TỪ KHOAI SỌ
1. Canh cua khoai sọ
Nguyên liệu:
Cua đồng 200g, khoai sọ 60g, rau rút 1 mớ.
Cách làm:
– Cua đồng bỏ yếm và mai, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn, rau rút lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc ngắt đoạn, rửa sạch.
– Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được.
– Ăn trong ngày; dùng liền 2-3 ngày. Món này tốt cho người tâm trạng bồn chồn, kém ăn ít ngủ.
2. Xương lợn hầm khoai sọ
hoai sọ 60g, xương cẳng hoặc xương sống lợn 100g. Khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, xương lợn chặt thành đoạn ngắn, thêm muối, nước gia vị, đun nhỏ lửa trong 2 giờ, cho ăn ngày 2 lần, có tác dụng khu phong trừ thấp. Món ngày dùng cho người bị nổi ban dị ứng, đau nhức tay chân.
Lưu ý:
Những người mắc chứng tiểu đường không nên ăn khoai sọ, vì khoai sọ chứa hàm lượng tinh bột cao, nên khi ăn vào cơ thể tinh bột này sẽ được chuyển hóa thành đường. Do đó chứng tiểu đường cần giảm đường máu mà lại cung cấp thêm đường được chuyển hóa từ tinh bột khoai sọ sẽ làm cho bệnh trở nên trầm trong hơn.
(sức khỏe gia đình)