Chuyển tới nội dung

Một người có giáo dưỡng hay không nhìn vào tướng ăn là có thể biết

  • bởi

Mỗi một cử chỉ hành vi đều là nét riêng biệt của mỗi người. Trong đó, ngồi có tướng ngồi, đứng có tướng đứng, ăn có tướng ăn… Người xưa nói “tướng do tâm sinh” thật sự là có đạo lý. “Nhìn tướng biết người” là có ý nói rằng, nhìn vào hành vi như cách ăn cơm chẳng hạn, là cơ bản có thể biết người ấy như thế nào.

Ăn cơm là việc hàng ngày của mỗi người trong cuộc sống. Nhưng thông qua tướng ăn cũng có thể thấy được mức độ tu dưỡng của một người. Những điều tưởng như nhỏ nhặt ấy lại có thể hiển lộ ra phẩm chất con người.

Nếu để ý một chút, chúng ta không khó để nhận thấy rằng, có những lúc ăn cơm cùng với một số người khiến chúng ta rất vui vẻ. Nhưng cũng có đôi lúc ăn cơm cùng với một người xong lại không có được một chút cảm tình nào với người ấy, thậm chí còn có cảm giác chán ghét. Đó là bởi vì sao?

Một số học giả đánh giá rằng, sự thành công của tỷ phú giàu có nhất Hồng Kông không phải chỉ dựa vào đầu óc kinh doanh của ông. Mà sự thành công ấy còn có nguồn gốc từ cách đối nhân xử thế của ông với mọi người xung quanh. Ngay cả việc mời khách dùng cơm, vị tỷ phú này cũng nghiên cứu rất kỹ càng.

Mỗi lần tổ chức yến tiệc, chiêu đãi khách, vị tỷ phú dù đã hơn 70 tuổi này vẫn duy trì thói quen đứng ở cửa thang máy và bắt tay từng vị khách đến tham dự.

Ngoài ra ông cũng không dùng địa vị cao thấp để phân chia, sắp xếp chỗ ngồi khi mời khách ăn tiệc. Đây được coi là thói quen lâu năm của ông. Khi bữa tiệc đã kết thúc, vị tỷ phú này cũng không quên bắt tay từng vị khách, nói lời từ biệt họ và nói lời cảm ơn với các nhân viên phục vụ. Chính cách đối xử chu đáo chân thành đó của ông đã lấy được sự tín nhiệm từ mọi người.

Trong một bài viết, nhà văn Lâm Thanh Huyền của Đài Loan cũng viết:

“Con người luôn luôn lựa chọn những thứ mà mình yêu thích. Những thứ mà một người yêu thích lại rất giống với tính cách và bản chất của người đó. Cho nên, nhìn vào đồ ăn mà một người lựa chọn người ta có thể biết được nhân cách của người đó. Ăn cơm không chỉ vẻn vẹn là ăn, mà ăn cái gì, ăn như thế nào sẽ thể hiện ra nhân cách của một người. Loại nhân cách này chính là một loại giáo dưỡng.

Khi ăn, phàm là người mà vội vã ăn uống, không hề chú ý đến cảm nhận của người khác, lựa chọn món ngon mình yêu thích hay những miếng lớn hơn thì thông thường trong cuộc sống họ là người ích kỷ. Có một số người phàm là lúc ăn nhất định phải là người đầu tiên nếm thử hương vị thì trong cuộc sống cũng đại khái là người luôn muốn chiếm phần lợi.

Một số người không phô trương, không lãng phí, không quá bắt bẻ khi ăn, tình nguyện dành cho người khác những miếng ngon hơn, họ không nhất định là người thân cận nhất của bạn nhưng nhất định đó là người chính trực, thiện lương và có thể tin cậy.”

Từ xưa, cổ nhân có câu: “Từ chi tiết nhỏ nhìn ra trí tuệ lớn”. Ăn cơm cũng là như thế, mặc dù là một việc vừa nhỏ vừa đơn giản nhưng nó lại thể hiện ra nhiều loại thái độ. Người ta có thể cố thể hiện mình là người có giáo dưỡng nhưng đó chỉ là trong một thời gian rất ngắn còn trong lúc vô ý thì giáo dưỡng của một người rất dễ dàng được hiển lộ ra.

Tục ngữ có câu: “Phải để đồ ăn theo miệng, chứ đừng để miệng theo đồ ăn,” ý nói rằng, con người khi ăn bất kể thứ gì đều phải đưa đồ ăn vào miệng chứ đừng chúc đầu rồi đưa miệng đến chỗ đồ ăn để ăn.

“Cây rung thì lá rơi, người rung thì phúc bạc”. Rung chân cũng là một loại tướng xui xẻo, phá tài. Dân gian còn có câu: “Nam mà rung chân thì cùng cực, nữ mà rung chân thì hèn hạ”. Nếu như một người có thói quen này, cứ ngồi xuống (cả khi ngồi ăn) là bắt đầu rung chân thì lúc nào cũng ở vào trạng thái không yên ổn. Đối với nam thì sẽ không tụ tài, không sang, đối với nữ thì sẽ hèn hạ, ăn nói tùy tiện.

Nếu muốn biết rõ trình độ tu dưỡng của một người, đừng nhìn vào cách họ đối đãi với người khác khi họ vui vẻ cao hứng mà hãy nhìn vào cách đối xử của họ với người khác lúc họ tức giận. Bởi vì lúc con người tức giận là lúc lộ rõ sự tu dưỡng của mình nhất, đặc biệt là khi đối xử với những người thân thiết. Người có tu dưỡng cao, nhẫn nại, khoan dung sẽ giữ được sự bình tĩnh, hòa hoãn mà không tức giận với mọi người.

Một số người lúc tức giận thì không còn quan tâm đến cảm nhận của người khác nữa, thông thường đó là người khuyết thiếu giáo dưỡng nhất, khuyết thiếu sự rèn luyện nhất. Thậm chí có người sẽ đem tức giận trút lên thân những người không có liên quan mà không suy xét sự việc thì đây là người khuyết thiếu đức tính nhẫn nhịn và lương thiện. Nếu một người có tu dưỡng cao, họ sẽ tự biết điều chỉnh, sửa đổi bản thân mình khi không phù hợp với các lễ nghi, phép tắc… trong các mối quan hệ xã hội.

Người xưa vô cùng chú trọng đến việc giáo dục lễ nghi. Nền tảng giáo dục của người xưa là những tác phẩm kinh điển mà khi đọc xong sẽ có tác dụng xây dựng nhân cách của con người. Giáo dục thời xưa coi trọng tu thân khác với giáo dục ngày nay coi trọng hiệu quả thực tế.

Mặc dù giáo dục hiện tại coi trọng phương diện hiệu quả thực tế và công dụng. Tuy nhiên nếu một người đọc rất nhiều sách, học rất nhiều năm nhưng ngay cả lễ nghĩa làm người tối thiểu cũng không biết thì như vậy chỉ có thể nói nhân cách của người đó chưa hoàn thiện.

Nếu như giáo dưỡng đã bị lệch thì sau khi nhân cách hình thành rồi, sẽ càng ngày càng lệch xa hơn. Người đó sẽ gây ảnh hưởng, tổn hại càng ngày càng lớn không chỉ cho bản thân mà còn cho người khác và cho xã hội.

“>

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status