Đái tháo đường, thường được gọi là bệnh tiểu đường, là một bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi độ đường huyết (glucose) cao trong máu. Tính đến năm 2016, có khoảng 422 triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường và Việt Nam đang là nước đứng đầu danh sách số người mắc căn bệnh này. Hiện tại, ước tính cứ 20 người Việt Nam trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh đái tháo đường.
Bệnh tiểu đường xảy ra khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ Insulin hoặc các tế bào không thể đáp ứng đúng với insulin được sản sinh. Có 3 loại tiểu đường chính:
Tiểu đường loại 1: Cũng được gọi là bệnh tiểu đường bắt đầu ở tuổi vị thành niên, xảy ra khi tuyến tụy không thể sản sinh đủ Insulin.
Nó được coi là một bệnh tự miễn. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 1 là là tiền sử gia đình, sự tiếp xúc với các bệnh do virus, sự hiện diện của các tế bào gây tổn hại hệ thống miễn dịch trong cơ thể và mức độ Vitamin D thấp.
Tiểu đường loại 2: Đây là loại phổ biến nhất của bệnh tiểu đường và thường xảy ra khi tuyến tụy không thể sản sinh ra đủ insulin để điều tiết lượng đường huyết hay các tế bào không thể sử dụng insulin đúng cách.
Béo phì, một lối sống ít vận động, tiền sử gia đình, lão hóa, tiền sử bệnh tiểu đường thai kì, hội chứng buồng trứng đa nang, huyết áp cao, và mức Cholesterol và Triglyceride bất thường là vài yếu tố phổ biến gây nguy cơ mắc loại tiểu đường này.
Tiểu đường thai kì: Loại này xảy ra trong suốt hoặc sau thai kì mà không có bất kì tiền sử bệnh tiểu đường nào. Phụ nữ trên 25 tuổi và những người Mỹ gốc Phi, người gốc La tinh, người Mỹ gốc Ấn hay gốc Châu Á có nguy cơ cao trong việc phát triển tiểu đường thai kì.
Tiền sử gia đình hoặc cá nhân của loại tiểu đường này và bệnh béo phì cũng tăng nguy cơ mắc tiểu đường.
Tiểu đường thường được gọi là kẻ giết người thầm lặng bởi các triệu chứng dễ bỏ qua của nó. Thông thường, mọi người thậm chí không biết rằng họ bị tiểu đường vì các triệu chứng sớm đôi khi có vẻ vô hại.
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, thận hư, tổn thương mắt, tổn thương chân, các vấn đề về da và biến chứng thai kì.
Sau đây là 10 dấu hiệu cảnh báo sớm nhất của bệnh tiểu đường mà ai cũng cần nắm rõ.
1. Tiểu Tiện Thường Xuyên Và/Hoặc Quá Mức
Một trong những dấu hiệu sớm nhất của cả bệnh tiểu đường loại 1 và 2 là thường xuyên đi tiểu với lượng nước tiểu nhiều bất thường. Trong thuật ngữ y học, dấu hiệu kinh điển này thường được gọi là đa niệu.
Khi bạn mắc tiểu đường, quá nhiều đường (glucose) tích tụ trong máu của bạn. Thận phải làm việc rất vất vả để lọc và hấp thụ tất cả lượng glucose dư thừa đó.
Trong suốt thời gian này, lượng glucose dư thừa được bài tiết vào nước tiểu, thấm đẫm chất lỏng được rút ra từ các mô của bạn. Điều này dẫn đến lượng nước tiểu bài tiết cao bất thường.
Có nhu cầu tiểu tiện liên lục, đặc biệt nếu bạn phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, thì bạn cần lưu tâm và xin ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
2. Cảm Thấy Háo Nước Hơn
Cực kì háo nước là một trong những triệu chứng đáng chú ý đầu tiên của bệnh tiểu đường. Do việc tiểu tiện thường xuyên, cơ thể trở nên mất nước, khiến bạn cảm thấy rất háo nước.
Nếu bạn uống các loại đồ uống nhiều đường như nước hoa quả, soda hay sữa chocolate để giải khát, có nhiều đường hơn đi vào cơ thể của bạn làm bạn càng háo nước hơn.
Nếu nguyên nhân đằng sau sự háo nước thường xuyên là lượng đường huyết cao, việc uống nước sẽ không thể làm tan cơn khát. Đây không phải trường hợp khi vấn đề là do dị ứng, cúm, cảm lạnh thông thường, sốt hay mất nước gây ra nôn mửa hay tiêu chảy.
Nếu bạn cảm thấy háo nước một cách bất thường và uống nước không làm tan cơn khát của bạn, hãy đi khám bác sĩ nhé.
3. Đói Cồn Cào
Cảm thấy đói cồn cào thường xuyên là một dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường. Khi mọi người bị tiểu đường, họ cảm thấy đói hơn nhiều so với bình thường và có xu hướng ăn nhiều hơn. Điều này xảy ra bởi cơ thể không thể điều tiết lượng glucose mà các tế bào sử dụng cho việc giải phóng năng lượng.
Khi các tế bào bị mất đi glucose, cơ thể bạn tự động tìm kiếm nhiều nguồn tiếp nhiên liệu hơn, gây nên cơn đói dai dẳng.
Thêm vào đó, việc ăn nhiều sẽ không xua đi cảm giác đói của những người bị bệnh tiểu đường chưa được chẩn đoán hoặc không thể kiểm soát, vì điều này sẽ chỉ tiếp tục nâng cao lượng đường huyết.
Vì vậy, ăn nhiều sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn liên tục bị đói quá mức trong khoảng thời gian dài.
Sự gia tăng cơn đói cũng có thể là kết quả của các vấn đề khác, như là trầm cảm hay stress mà có thể cần đến sự điều trị.
4. Các Vết Thương Chậm Lành
Các vết cắt và vết xước hồi phục chậm hơn ở một người mắc bệnh tiểu đường so với một người không bị bệnh này.
Lượng đường huyết cao làm cứng các động mạch, làm mạch máu bị hẹp hơn bình thường. Điều này làm giảm lưu lượng máu và oxi đến các vùng bị thương, do đó cần nhiều thời gian hơn để các vết thương lành lại.
Ngoài ra, lượng đường trong máu cao có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các tế bào hồng cầu mang chất dinh dưỡng đến các mô. Điều nãy cũng làm chậm lành vết thương.
Ngoài việc chậm hồi phục, vết thương có thể phát triển thành vết loét hoặc bị nhiễm trùng. Do vậy, các vết thương, dù nhỏ thế nào, cần phải được giám sát chặt chẽ.
Hãy đảm bảo hỏi ý kiến bác sĩ sớm nếu vết thương của bạn bị nhiễm trùng hay không lành lại.
5. Nhiễm Trùng Tái Phát
Đường huyết cao khiến mọi người rất dễ mắc các loại nhiễm trùng khác nhau. Các vị trí nhiễm trùng phổ biến ở các bệnh nhân tiểu đường là da và đường tiết niệu.
Những bệnh nhân tiểu đường bị nhiễm trùng thường xuyên, và thỉnh thoảng chỗ nhiễm trùng tái phát. Điều này xảy ra chủ yếu do hệ miễn dịch bị suy yếu.
Một nghiên cứu xuất bản năm 2012 ở Tạp chí về Nội tiết và Trao đổi chất Ấn Độ báo cáo rằng các bệnh nhiễm trùng phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Theo nghiên cứu này, một môi trường tăng đường huyết làm tăng tính độc hại của các tác nhân gây bệnh, do vậy gây ra nhiễm trùng.
Nếu bạn liên tục bị nhiễm trùng, thì việc rất quan trọng là xét nghiệm bệnh tiểu đường. Một lần xét nghiệm máu đơn giản là đủ để biết tình trạng sức khỏe của bạn.
6. Giảm Cân Không Rõ Nguyên Nhân
Trong khi béo phì là một yếu tố gây nguy cơ tiểu đường, việc mất đi hàng kí cân nặng mà không tốn chút sức lực nào là một dấu hiệu của tiểu đường. Sự giảm cân trong những trường hợp như này xảy ra chủ yếu do 2 nguyên nhân – mất nước quá mức trong cơ thể do tiểu tiện thường xuyên và cơ thể không thể hấp thụ calo từ đường trong máu.
Ngoài ra, thiếu hụt Insulin buộc cơ thể phải phá vỡ protein từ các cơ bắp như một nguồn nhiên liệu thay thế, gây ra sự sụt giảm trọng lượng cơ thể.
Ở cả tiểu đường loại 1 và loại 2, một trong những dấu hiệu sớm nhất là sự giảm cân quá nhanh.
Sự giảm cân nhanh và không rõ nguyên nhân là không lành mạnh và cần phải tìm hiểu thêm. Do vậy, hãy chắc chắn tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn khi việc này xảy ra.