Muốn có vận mệnh tốt, trước hết lời ăn tiếng nói phải chuẩn mực, tấm lòng phải thiện lương.
Muốn có vận mệnh tốt, hãy sửa lại cách nói chuyện
1. Đừng bao giờ nói nhiều về tính xấu của người khác, vì những điều đó không ảnh hưởng đến kinh tế nhà bạn và vì bạn chưa chắc đã tốt hơn họ đâu.
2. Đừng bao giờ phán xét về gia cảnh của ai đó, vì sự giàu nghèo của họ không liên quan gì đến bạn.
3. Đừng bao giờ có lời nói làm tổn thương người khác vì luật nhân quả luôn tồn tại.
4. Đừng tùy tiện nổi giận với người khác, không phải họ đang nợ bạn mà có lẽ chính là bạn đang nợ họ, và giờ đến lúc bạn phải trả cái nợ đó.
5. Đừng bàn luận nhiều về cách hành xử của người khác, vì có thể họ chính là chiếc gương của bạn, nhờ tấm gương đó mà bạn nhận ra những thiếu sót của bản thân.
6. Đừng bình phẩm xấu về ai đó vì có thể người nào đó cũng đang nói về bạn.
7. Đừng giải thích nhiều về một sự việc nào đó vì có thể càng giải thích thì vấn đề lại càng trở nên rắc rối hơn.
Bên cạnh đó, khi nói chuyện với người có vận mệnh tốt, bạn sẽ thấy họ rất biết lắng nghe, thường không ngắt ngang câu chuyện của người khác. Khi phải nghe những lời bỗ bã, họ vẫn giữ được thái độ điềm đạm, ôn hòa.
Ảnh minh họa. |
Theo kinh sách nhà Phật, con người ta có vận mệnh tốt và giàu có ở kiếp này là vì người đó đã tích được nhiều đức ở các kiếp sống trước. Tích đức thường được hiểu là cần phải làm được việc gì đó tốt, giúp đỡ được ai đó. Tuy nhiên, làm chuyện tốt không phải đơn giản. Bạn có thể phải mất rất nhiều công sức, tiền của khi giúp người khác mà không thể chắc chắn rằng những nỗ lực của mình sẽ đem lại kết quả tốt đẹp.
Trong cuộc đời của mỗi người, không phải ai cũng sẵn lòng làm việc gì tốt cho người khác, nhưng họ lại rất dễ nói những lời khó nghe với người xung quanh. Chính những lời nói khó nghe đó khiến cuộc sống của họ không hề bằng phẳng, mà trái lại, không biết chừng lại gập ghềnh chông gai.
Cổ nhân ta có dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất” nghĩa là: bệnh từ cái miệng, họa cũng từ cái miệng. Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết, phúc đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, nói lời ác ý với người khác thì lại khiến đức đó tiêu tan đi mất. Có người thắc mắc sao mình làm ơn mà lại bị mắc oán, họ không biết rằng cũng có thể do chính cái miệng của họ thường hay kể công, mắng mỏ, áp đặt người khác mà gây nên cơ sự.
Tâm tĩnh lặng, sống thiện lành là gốc của phúc báo
1. Học cách trở nên tĩnh lặng
Hãy giữ cho những suy nghĩ của bản thân tĩnh lặng xuống, giảm bớt ham muốn của bản thân. Một khi ham muốn được giảm xuống thì cơ hội sẽ càng nhiều, giống như câu “lùi một bước, biển rộng trời cao” vậy!
2. Yêu thương, trân quý bản thân nhiều hơn
Chỉ có yêu thương, trân quý bản thân mình mới có năng lượng để yêu thương trân quý người khác. Nếu có đủ năng lực, hãy thường xuyên giúp đỡ người khác, như vậy bạn sẽ nhận được niềm vui, có nhiều niềm vui là cách giảm sức ép của cuộc sống.
3. Bảo trì tâm thái bình tĩnh
Mỗi khi gặp những sự tình không vừa ý, hãy bình tĩnh! Đời người, ai không gặp những sự tình không vừa ý, những chuyện phiền phức? Thuận theo tự nhiên để đối đãi với cuộc đời, bạn sẽ giữ được tâm thái bình tĩnh.
4. Đừng so sánh bản thân với người khác
Trong cuộc sống, đừng so sánh bản thân với người khác, cũng đừng có ước ao được như họ. Ai cũng có ưu điểm riêng của bản thân mình, ai cũng có nỗi khổ riêng mà người khác không biết.
Một khi so sánh, người ta thường hay lấy điểm yếu của bản thân để so sánh với điểm mạnh của đối phương, từ đó sinh ra chán ghét, điều đó chỉ làm tổn hại chính tâm thái của bản thân mình mà thôi!